Hãng hàng không Flybe của Vương quốc Anh ngày 28/1 đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động lần thứ hai trong 3 năm trở lại đây, với tất cả các chuyến bay bị hủy và 276 nhân viên bị sa thải.
Một tuyên bố trên trang web của Flybe - hãng hàng không khai thác các đường bay từ Belfast, Birmingham và Heathrow trên khắp Vương quốc Anh đến Amsterdam (Hà Lan) và Geneva (Thụy Sỹ), đã tuyên bố phá sản.
Thông báo cũng cho biết tất cả các chuyến bay từ và đến Vương quốc Anh do Flybe khai thác đã bị hủy.
Người phát ngôn của công ty tư vấn tài chính Interpath Advisory, chịu trách nhiệm quản trị hoạt động kinh doanh của Flybe, cho biết khoảng 75.000 hành khách đã đặt vé các chuyến bay trong tương lai của Flybe và các chuyến bay đó cũng sẽ bị hủy.
Hãng hàng không có trụ sở chính tại Birmingham khai thác khoảng 21 đường bay đến 17 điểm đến trên khắp Vương quốc Anh và châu Âu.
David Pike - người được Interpath bổ nhiệm làm nhà quản lý của Flybe - cho biết, Flybe đã phải vật lộn với một số cú sốc kể từ khi hoạt động trở lại vào năm ngoái.
Việc tiếp nhận 17 máy bay chậm trễ do vấn đề từ bên cho thuê đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực xây dựng và duy trì tính cạnh tranh của hãng hàng không này.Ông Pike nói thêm nền tảng hoạt động của Flybe sẽ được duy trì trong một thời gian ngắn để chờ xem có khả năng một bên nào đó quyết định "giải cứu" hãng hàng không này hay không.
Cơ quan Hàng không dân dụng Anh (CAA) thông báo sẽ tư vấn các thông tin cần thiết cho những hành khách bị ảnh hưởng. Chịu tác động nặng nề bởi lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19, Flybe lần đầu thông báo phá sản vào tháng 3/2020, ảnh hưởng đến 2.400 việc làm.
Tháng 10/2020, Flybe được bán cho Thyme Opco, một công ty thuộc quỹ đầu tư Cyrus Capital (Mỹ), và vào tháng 4/2022, Flybe đã nối lại các chuyến bay mặc dù ở quy mô nhỏ hơn. Sự sụp đổ của Flybe trái ngược với xu hướng bùng nổ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sau đại dịch.
Các hãng hàng không giá rẻ Ryanair - hãng hàng không lớn nhất châu Âu và easyJet của Anh đã ghi nhận lượng đặt vé kỷ lục cho kỳ nghỉ Hè, một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng vẫn quan tâm đến du lịch bất chấp suy thoái kinh tế sắp xảy ra./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.