Thị trường Đông Nam Á dự đoán sẽ là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng của hãng, trong bối cảnh nhu cầu du lịch đang phục hồi hậu đại dịch COVID-19, Tập đoàn hàng không của Nhật Bản ANA Holdings Inc. dự định sẽ ra mắt một dịch vụ mới với Thái Lan thông qua thương hiệu hàng không giá rẻ AirJapan.
ANA gần đây đã mở đường bay Narita-Bangkok cho hãng hàng không giá rẻ AirJapan, bắt đầu hoạt động vào tháng Hai năm sau. Sau khi được thành lập vào năm ngoái, đây là dịch vụ đầu tiên của AirJapan với sáu chuyến bay khứ hồi mỗi tuần.
Vé một chiều cho chặng bay này của AirJapan có giá từ 15.500 yen (108 USD) đối với hạng thấp nhất là “Simple”, cao hơn đôi chút so với vé tương tự của Peach Aviation, một hãng hàng không giá rẻ khác cũng thuộc ANA. Ngoài ra, hãng còn cung cấp các hạng cao hơn là "Standard" và "Selected" với nhiều lựa chọn bữa ăn và các mức hành lý ký gửi khác nhau.
Khoảng giá nói trên được đặt ra nhằm thu hút các gia đình ở Đông Nam Á muốn được trải nghiệm chất lượng dịch vụ cao hơn các hãng hàng không giá rẻ khác. ANA cho biết, AirJapan cung cấp chỗ ngồi có chỗ để chân rộng hơn và các lựa chọn bữa ăn tốt hơn trên máy bay Boeing 787-8.
AirJapan sẽ cân nhắc bổ sung thêm nhiều chặng bay nữa trong thời gian tới, như các chặng từ san bay quốc tế Kansai International Airport ở phía Tây Nhật Bản. ANA dự đoán hoạt động hàng không giá rẻ của AirJapan sẽ tạo ra lợi nhuận từ những dịch vụ không thể sinh lời nếu được cung cấp bởi ANA.
Peach Aviation lại tập trung hơn vào các tuyến nội địa, nhưng cũng đã mở rộng sang cả mảng quốc tế, với các chuyến bay đến các địa điểm như Bangkok, Seoul, Thượng Hải và Đài Bắc. Du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã tăng mạnh kể từ khi chính phủ nước này dỡ bỏ các biện pháp hạn chế biên giới để phòng dịch COVID-19 vào cuối tháng Tư. Theo ANA, đồng yen yếu cũng là một yếu tố khiến Nhật Bản trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.