Các hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng trong việc thành lập các nhà máy sản xuất máy bay tại Ấn Độ, sau khi Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia cho rằng “đã đến lúc” phục vụ nhu cầu tăng vọt của nước này bằng các máy bay được lắp ráp trong nước.
Theo ông Scindia, Airbus và Boeing nên xem xét việc thiết lập nhà máy lắp ráp máy bay ở Ấn Độ.
Trong khi đó, Airbus và Boeing đều nhấn mạnh quy mô và công nghệ của các khoản đầu tư hiện có tại Ấn Độ, đồng thời hạ thấp tầm quan trọng của việc lắp ráp máy bay chở khách.
Liên danh Airbus-Tata có kế hoạch lắp ráp 40 máy bay C295 tại Gujarat, quê hương của Thủ tướng Narendra Modi, người muốn hàng không vũ trụ và quốc phòng trở thành động lực chính cho kế hoạch "Sản xuất tại Ấn Độ" của ông nhằm mở rộng nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.
Tháng trước, hãng hàng không Air India do tập đoàn Tata kiểm soát đã đồng ý đặt hàng kỷ lục 470 máy bay phản lực từ Airbus và Boeing, trong khi hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ, IndiGo, đang đàm phán mua thêm 500 máy bay nữa.
Hai nguồn tin thân cận cho biết Ấn Độ đang âm thầm vận động hành lang để lắp ráp máy bay phản lực trong vài năm.Sự thúc đẩy diễn ra vào thời điểm hai "gã khổng lồ" máy bay toàn cầu đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu tăng cao trước sức ép đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và bất ổn địa chính trị.
Dù vậy, chiến lược của hai hãng hoàn toàn khác nhau, với việc Boeing duy trì sản xuất 737 tiêu chuẩn tại khu vực Seattle, trong khi Airbus điều hành bốn mẫu A320 tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Hiện tại, cả hai hãng dường như đều phản đối lời kêu gọi của Ấn Độ về dây chuyền lắp ráp cuối, thay vào đó phát huy các khoản đầu tư hiện có vào kỹ thuật, chuỗi cung ứng và bảo trì.
Boeing cho biết họ chi 1 tỷ USD mỗi năm cho linh kiện và dịch vụ từ Ấn Độ, trong khi Airbus cho biết họ chi 700 triệu USD.
Boeing trong tháng này đã công bố về một nhà máy ở Hyderabad để chuyển đổi máy bay chở khách 737 thành máy bay chở hàng chuyên dụng.
Hiện cả hai nhà sản xuất máy bay đều có nhà máy phụ trách kỹ thuật và tuyển dụng hàng nghìn nhân viên ở Ấn Độ./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.