Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực hàng không dân dụng năm 2022 khi ngày 10/1 công bố báo cáo cho thấy lượng đơn đặt hàng và giao hàng cao hơn so với đối thủ Boeing của Mỹ, trong bối cảnh 2 công ty đều phải đối mặt với những thách thức kéo dài về chuỗi cung ứng.
Trong năm 2022, Airbus đã giao tổng cộng 661 máy bay đến khách hàng, cao hơn nhiều so với lượng máy bay được giao của Boeing (480). Đây là năm thứ 4 liên tiếp Airbus vượt Boeing về lượng giao hàng.
Về lượng đơn đặt hàng ròng, Airbus giành được 820 đơn trong năm ngoái, hơn Boeing 12 đơn. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Airbus vượt Boeing về lượng giao hàng.
Đối với Boeing, dù kết quả kinh doanh kém hơn Airbus, nhưng "gã khổng lồ" ngành hàng không Mỹ ghi nhận tín hiệu tích cực khi lượng giao hàng hằng năm trong năm 2022 tăng 40%, mức cao nhất kể từ năm 2018, thời điểm trước khi dòng máy bay 737 MAX bị đình chỉ hoạt động trên toàn cầu và ngành du lịch lao đao do COVID-19.
Tuy nhiên, hoạt động của Boeing phần nào bị ảnh hưởng do việc bàn giao 787 Dreamliner, một trong những sản phẩm chủ lực của hãng, bị ngừng lại trong hơn 1 năm.
Việc giao hàng chỉ được nối lại tháng Tám năm ngoái sau các cuộc đàm phán với các cơ quan quản lý an toàn hàng không của Mỹ.
Ông Stan Deal, người đứng đầu bộ phận thương mại của Boeing, cho biết trong năm 2022 Boeing đã rất nỗ lực để ổn định hoạt động sản xuất máy bay 737, tiếp tục giao hàng máy bay 787, ra mắt máy bay vận tải 777-8 và quan trọng nhất là đáp ứng các cam kết của hãng với khách hàng. Ông cũng cho hay, từ năm nay, Boeing sẽ tập trung vào việc ổn định các hoạt động của mình và chuỗi cung ứng.
Tại Airbus, lượng giao hàng trong năm 2022 tăng 8% so với mức năm 2021, nhưng ít hơn mức mục tiêu do các vấn đề về chuỗi cung ứng. Airbus ban đầu đặt mục tiêu giao 720 máy bay vào năm 2022.
Giám đốc điều hành Airbus, Guillaume Faury, cho biết lượng giao hàng thực tế của hãng ít hơn mục tiêu đề ra do "sự phức tạp của môi trường hoạt động."
Các tập đoàn chế tạo máy bay đã phải chật vật ứng phó với tình trạng thiếu lao động, khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung cấp các vật liệu chính và giá năng lượng biến động mạnh do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine. Cả Airbus và Boeing đã buộc phải hạ mức dự báo sản lượng của mình./.
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Các hãng HKVN đã tiếp tục bổ sung thêm 586 chuyến trong giai đoạn từ ngày 17/01/2025 đến ngày 12/02/2025.