Ngày 9/11, hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus đã bắt đầu sản xuất máy bay A321 tại cơ sở của hãng ở Thiên Tân, phía Bắc Trung Quốc.
Cơ sở tại Trung Quốc có khả năng cung cấp tất cả các mẫu trong dòng máy bay A320 của Airbus.
George Xu, Giám đốc điều hành của chi nhánh Airbus tại Trung Quốc, cho biết A321 hiện là một trong những máy bay phổ biến nhất trong "gia đình A320."
Động thái trên cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của Airbus đối với thị trường Trung Quốc.
Chiếc máy bay A321 đầu tiên được lắp ráp tại Thiên Tân dự kiến sẽ được giao vào đầu năm sau.
Hiện tại, lượng đơn hàng A321 còn tồn đọng của Airbus chiếm khoảng 60% tổng lượng hàng tồn đọng trên toàn cầu đối với dòng máy bay A320.
Với sức chứa hơn 200 hành khách, mẫu A321 một lối đi có khả năng bay các tuyến đường dài phù hợp với sức chứa của một máy bay thân rộng nhưng với chi phí khai thác tiết kiệm hơn.Cơ sở sản xuất tại Thiên Tân của Airbus (FALA) được đưa vào hoạt động năm 2008 và trở thành địa điểm lắp ráp dòng máy bay A320 thứ ba của Airbus trên toàn cầu, sau Toulouse (Pháp) và Hamburg (Đức).
Airbus đã giao chiếc máy bay thuộc dòng A320 thứ 600 được lắp ráp tại FALA vào tháng 9/2022. Theo Giám đốc Xu, ngành hàng không toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, song thị trường Trung Quốc đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ.
Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc (2021-2025), lĩnh vực hàng không dân dụng của nước này sẽ phục vụ 930 triệu lượt hành khách và vận chuyển 9,5 triệu tấn hàng hóa, bưu kiện mỗi năm vào năm 2025.
Kế hoạch nêu rõ các quốc gia và khu vực liên kết với Trung Quốc thông qua đường hàng không sẽ vượt trên 70 quốc gia vào năm 2025 và hơn 50 quốc gia trong số đó sẽ là đối tác của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Zhang Yi, Phó giáo sư tại Trường Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc, cho rằng Airbus đã gửi tín hiệu tích cực đến Trung Quốc bằng cách bắt đầu sản xuất máy bay A321.Theo ông Zhang, động thái trên cho thấy niềm tin và sự lạc quan của Airbus và các công ty châu Âu khác về sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của ngành vận tải hàng không châu Á./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.