Chủ tịch Paulo Kakinoff của Gol, hãng hàng không lớn thứ hai của Braxin, nói rằng “năm 2012 có thể coi là năm tối tệ nhất của ngành hàng không dân dụng thương mại. Điều này là do một loạt các yếu tố như chi phí nhiên liệu tăng gần 60 %, đồng real giảm 10% so với đồng đôla Mỹ, thuế tăng cao và nhiều loại thuế mới xuất hiện”.
Nhiên liệu chiếm 45% chi phí của ngành hàng không. Tính đến tháng 9/2012, khoản lỗ tích tụ của Gol lên đến 500 triệu đôla Mỹ, do đó hãng này buộc phải cắt giảm chi phí cùng với một số dịch vụ giống như nhiều hãng khác.
Cuối tháng trước, Gol thông báo hãng sẽ đóng cửa chi nhánh hàng không giá rẻ Webjet của hãng và sa thải 850 nhân viên. Tuy nhiên, một thẩm phán đã yêu cầu hãng hàng không này phải tái tuyển dụng họ.
Hồi đầu năm 2012, TAM - hãng hàng không hàng đầu Braxin mới sáp nhập với hãng hàng không LAN của Chilê, để trở thành hàng hàng không lớn nhất của châu Mỹ Latinh - cũng buộc phải cắt giảm chi phí. TAM vẫn chưa đưa ra kết quả mới nhất, nhưng trong quý I năm 2012, doanh thu của hãng đã giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2011.
Phát ngôn viên của hãng hàng không Azul Gianfranco Beting cho biết “trong năm 2012, Braxin đã phải chi rất nhiều do cơ sở hạ tầng yếu kém, giá nhiên liệu tăng cao và nhiều loại thuế mới xuất hiện”. Hãng này hiện đang hoạt động trên các tuyến đường bay với máy bay dân sự loại nhỏ.
Hầu hết 70 sân bay tại Braxin đang trong tình trạng hoạt động quá tải hay cần phải được nâng cấp sớm khi mà nước này chuẩn bị đăng cai World Cup 2014 và Thế vận hội Olympic mùa Hè vào năm 2016.
Theo dữ liệu trong ngành, năm hãng hàng không đứng đầu Braxin là TAM với 41,1% thị phần, Gol với 33,9%, Azul với 9,35%, Trip với 4,53% và Avianca Brasil với 5,95%. Trong năm 2012, Azul đã sát nhập với Trip và Avianca.
Tổng thống Dilma Rousseff đã bắt đầu tiến hành tư nhân hoá một vài sân bay của Braxin từ năm 2011, bắt đầu với 2 sân bay thương mại tại Sao Paolo và một sân bay tại Brasilia. Tháng trước, bà Dilma công bố sẽ xây dựng 800 sân bay trên khắp đất nước trong bối cảnh nhu cầu đi lại đang ổn định dần và thị trường này được đánh giá là có tiềm năng to lớn.
Sáng 22/7, tại hội trường Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (ATTECH) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 28 năm ngày truyền thống.
Ngày 14/11 tới, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ chào bán gần 49 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 3,475% vốn điều lệ, giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần. Dự kiến, đơn vị này sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đồng lần đầu tiên vào cuối Quý 4/2015.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất từ trước đến nay, dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.