Trong một tuyên bố, FAA cho biết: "Do một loạt sự cố gần đây, FAA sẽ tiến hành đánh giá toàn diện các khâu quan trọng trong việc sản xuất máy bay Boeing 787, bao gồm việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt."
Micheal Huerta, quan chức của FAA nêu rõ: "Chúng tôi tin tưởng rằng máy bay an toàn. Song chúng tôi cần phải hiểu rõ điều gì đang xảy ra."
Theo FAA, việc kiểm tra máy bay Boeing 787 Dreamliner sẽ do một nhóm kỹ sư và thanh tra viên của FAA và tập đoàn Boeing thực hiện, tập trung vào hệ thống nguồn và phân phối điện của máy bay, cũng như sự tương tác giữa hệ thống cơ khí và hệ thống điện.
Trước đó, ngày 11/1, "siêu máy bay" Boeing 787 Dreamliner của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) của Nhật Bản đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Matsuyama ở miền Tây Nhật Bản sau khi phi hành đoàn phát hiện một vết nứt trên cửa sổ buồng lái.
Theo kênh truyền hình NHK cuả Nhật Bản, chiếc Boeing 787 Dreamliner chở 246 hành khách và phi hành đoàn, cất cánh từ sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Matsuyama vào lúc 13 giờ 11 (giờ Việt Nam), đúng như dự kiến. Tuy nhiên, trước đó, vào lúc 11 giờ 45 (giờ Việt Nam), phi công đã phát hiện vết nứt nơi cửa sổ buồng lái khi máy bay vừa cất cánh được khoảng 1 giờ và đang trên bầu trời tỉnh Hyogo.
Giới chức sân bay Matsuyama cho biết vết nứt được phát hiện tại một trong năm lớp kính khoang buồng lái. Chuyến bay từ Matsuyama quay trở lại Haneda đã bị hủy bỏ.
Trước đó cùng ngày, một chiếc Boeing 787 khác của ANA cũng đã bị phát hiện rò rỉ dầu ở khoang động cơ bên trái. Theo phát ngôn viên của ANA, vết rò rỉ bị phát hiện sau khi máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay Miyazaki, miền Nam Nhật Bản, vào lúc 13 giờ (giờ Việt Nam).
Hiện ANA đã cử chuyên gia tới điều tra nguyên nhân sự cố ở hai chiếc máy bay trên.
Đây là hai sự cố mới nhất trong các sự cố gần đây liên quan đến loại máy bay Boeing 787 Dreamliner, vốn được nhà sản xuất gọi là "con tàu mơ ước". Mới đây nhất, ngày 8/1, một chiếc Boeing 787 Dreamliner của hãng hàng không Japan Airlines (JAL) đã được phát hiện rò rỉ nhiên liệu ngay trước khi cất cánh tại sân bay Logan, thành phố Boston, Mỹ./.
Sáng 22/7, tại hội trường Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (ATTECH) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 28 năm ngày truyền thống.
Ngày 14/11 tới, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ chào bán gần 49 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 3,475% vốn điều lệ, giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần. Dự kiến, đơn vị này sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đồng lần đầu tiên vào cuối Quý 4/2015.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất từ trước đến nay, dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.