Hoạt động được sự đồng hành, theo dõi của Bộ Tài nguyên Môi trường nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững.
“Thử thách chuyến bay bền vững” (The Sustainable Flight Challenge – TSFC) là chương trình nhằm kích thích các sáng kiến phát triển bền vững trong lĩnh vực hàng không. Chương trình được khởi xướng bởi Skyteam, liên minh hàng không toàn cầu với thành viên là các hãng hàng không lớn trên khắp thế giới.
Trong chương trình này, các hãng sẽ cạnh tranh để cho thấy, hãng bay nào có thể vận hành chuyến bay thân thiện với môi trường nhất, có tính phát triển bền vững nhất. Các hãng hàng không được đánh giá trên 14 hạng mục bởi hội đồng giám khảo quốc tế, với các chuyên gia, nhà lãnh đạo đến từ những lĩnh vực liên quan. Hãng giành chiến thắng sẽ được vinh danh tại sự kiện diễn ra vào tháng 6.
Không chỉ nâng cao nhận thức và khuyến khích sáng tạo, hoạt động còn góp phần lan tỏa các giải pháp, các hiểu biết về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành hàng không. Từ đó, các hãng hàng không có thể triển khai những biện pháp thực tiễn, giúp giảm thiểu tác động của chuyến bay lên môi trường và mang lại những kết quả có thể đo lường được.
Hiện tại, “Thử thách chuyến bay bền vững” đã thu hút sự tham gia của 16 hãng bay đến từ nhiều nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc…Trong hoạt động đầu tiên, các hãng tham gia bằng cách tổ chức các chuyến bay có cự ly đường dài trên 5.000 km, đường trung bình từ 1.500 đến 5.000 km và đánh giá hiệu quả khai thác, bảo vệ môi trường trên các chặng bay này.
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định chương trình “Thử thách chuyến bay bền vững” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng tới bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. “Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với những hoạt động giao thông vận tải, logistic không ngừng được mở rộng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trước những yêu cầu về phát triển bền vững, phát triển kinh tế ít phát thải nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, nỗ lực của các hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc đảm bảo giao thương, hạ tầng, đồng thời góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát các hoạt động của Vietnam Airlines hướng đến thân thiện môi trường, thân thiện khí hậu để bảo đảm các hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững. Qua đó, nâng cao nhận thức, hoàn thiện các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đối khí hậu trong lĩnh vực hàng không nói riêng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung”.
VNA tham gia cự ly đường trung bình với chuyến bay VN416 Hà Nội – Seoul ngày 14/5. Hành khách trên chuyến bay được chào đón đặc biệt với món quà là túi vải và thiệp truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, được sản xuất từ vật liệu thân thiện môi trường. Sau chuyến bay này, VNA sẽ tiếp tục thực hiện chuyến bay cự ly đường dài từ Tp HCM đi Melbourne (Australia) vào ngày 15/5. Chỉ có 05 hãng bay tham gia cự ly đường dài và VNA là một trong số đó.
Với vai trò là hãng hàng không quốc gia, VNA luôn nỗ lực tiên phong đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ về bảo vệ môi trường. Tham gia “Thử thách chuyến bay bền vững” là hoạt động tiếp nối những biện pháp bảo vệ môi trường mà hãng đã thực hiện từ nhiều năm nay.
Trong thời gian qua, đội tàu bay của VNA liên tục được nâng cấp, gồm Airbus A350, Boeing 787 và A321neo với động cơ thế hệ mới, giúp giảm 50% khí thải, 16% nhiên liệu và 75% tiếng ồn so với thế hệ cũ.
Từ năm 2019, VNA đã giảm hơn 60 triệu túi nylon mỗi năm nhờ ngưng sử dụng túi nylon bọc ngoài nhiều vật tư, vật phẩm trên máy bay.
Sắp tới đây, VNA sẽ tăng cường thay thế nhiều dụng cụ ẩm thực nhựa bằng dụng cụ chất liệu thân thiện hơn với môi trường. Đáng chú ý nhất là dự kiến từ 1/7, VNA sẽ sử dụng bộ dụng cụ suất ăn bằng sứ mới phục vụ hạng Thương gia. Bộ dụng cụ được sản xuất bằng sứ xương để tăng độ bền, giảm trọng lượng 10% so với bộ sứ cũ, góp phần giảm tải trọng, tiết kiệm nhiên liệu cho tàu bay. Ước tính việc này giúp VNA giảm tiêu hao 12 tấn nhiên liệu/năm./.
(spirit.vietnamairlines.com)
Ngày 26/11 chuyến bay số hiệu QH323 khởi hành từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã hạ tại cánh tại sân bay quốc tế Don Mueang (Bangkok),, đánh dấu sự khai thác trở lại của hãng hàng không Bamboo Airways với đường bay này.
Thông tin từ Vietjet cho biết, Hãng chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam – Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á.
Vietnam Airlines sẽ phối hợp với các cơ quan, đối tác hai nước để xây dựng các chương trình quảng bá các điểm đến mới của Việt Nam cho khách du lịch Trung Quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.