Quy chế phối hợp công tác giữa Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Ban Chấp hành Công đoàn Cục Hàng không Việt Nam

Thứ Tư, 26/02/2014 - 17:08 GMT+7

 Ngày 20/2, Cục trưởng và Chủ tịch Công đoàn Cục Hàng không Việt Nam ký ban hành Quy chế Phối hợp công tác giữa Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Ban Chấp hành Công đoàn Cục Hàng không Việt Nam (số 494/QCPH-CHK-CĐCHK).


alt image
 Đoàn chủ tịch chủ trì Hội nghị: Cục trưởng Lại Xuân Thanh (T), Chủ tịch Công đoàn khối cơ quan Phạm Xuân Thê (P).
Quy chế có 3 chương, 13 điều, gồm quy định chung, nội dung hoạt động và điều khoản thi hành. Các nội dung cơ bản của Quy chế như sau:
Nguyên tắc làm việc và phối hợp hoạt động
1. Cục trưởng và BCH Công đoàn làm việc theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phối hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Cục HKVN.
2.Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về lao động, về cơ quan, đơn vị và về tổ chức Công đoàn.
Tham gia xây dựng, quản lý cơ quan, đơn vị
BCH Công đoàn có trách nhiệm và chủ động phối hợp với Cục trưởng động viên người lao động tích cực học tập nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ, phát huy sáng kiến nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; phấn đấu xây dựng đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Cục HKVN giao cho.
Tham gia tổ chức, thực hiện
1. Cục trưởng thông báo cho BCH Công đoàn tham gia với cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2.  Khi các nội dung nêu trên được ban hành, BCH Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với Cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai và vận động người lao động thực hiện.
3. BCH Công đoàn tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Khi cần thiết, BCH Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể người lao động với Cục trưởng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và Cục trưởng có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
5. Cục trưởng lấy ý kiến của BCH Công đoàn khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung.
Phối hợp tổ chức Hội nghị người lao động
Cục trưởng và BCH Công Đoàn cùng có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và chủ trì tổ chức Hội nghị người lao động hàng năm theo quy định và chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị người lao động đề ra.
Phối hợp trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người lao động
Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, đơn vị thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
2. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;
3. Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua
1. BCH Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với Cục trưởng tổ chức phát động các phong trào thi đua đạt hiệu quả, đề ra những biện pháp để thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; tổ chức bình xét khen thưởng hàng năm cho những tập thể và cá nhân xuất sắc theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên.
2. Cục trưởng tạo điều kiện để BCH Công đoàn tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua với các nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp.

Phối hợp trong việc thực hiện chế độ trao đổi thông tin
1. BCH Công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
2. Chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Phối hợp trong việc đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động
BCH Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với Cục trưởng trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.

Điều kiện cho Công đoàn hoạt động
1. Cục trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện tốt chức năng, quyền và trách nhiệm của mình.
2. BCH Công đoàn được Cục trưởng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn như nơi làm việc, hệ thống cơ sở hạ tầng, về thông tin, hội họp… phù hợp với điều kiện của cơ quan Công đoàn Cục HKVN.
Chế độ đối với cán bộ công đoàn chuyên trách
1. Cán bộ công đoàn chuyên trách tại cơ quan Công đoàn Cục HKVN do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, đơn vị.
2. Cục trưởng tạo điều kiện để cán bộ chuyên môn có tín nhiệm, được bầu theo qui định của Điều lệ Công đoàn sang làm công tác công đoàn. Cán bộ công đoàn chuyên trách khi thôi làm chuyên trách (trừ trường hợp bị kỷ luật) được ưu tiên bố trí làm việc phù hợp với năng lực chuyên môn của cán bộ, nhu cầu công tác của đơn vị và được giải quyết chính sách chung như người lao động tại đơn vị.
Chế độ đối với cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm
Cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn được Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc, tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khác và phương tiện, điều kiện để thực hiện nhiệm vụ./.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Vui lòng điền Họ và tên Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Liên kết website