Các cơ quan soạn thảo thuộc Cục khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đánh giá sự cần thiết khi xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nội dung phải đáp ứng nhu cầu cần thiết quản lý nhà nước và nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, trước khi xây dựng dự thảo phải tổng kết thi hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và phải tổ chức lấy ý kiến đối với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bằng phương thức tổ chức hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến bằng văn bản, lấy ý kiến đóng góp trên Trang thông tin điện tử của Cục.
Các nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải quy định chặt chẽ, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, điều kiện kinh doanh, trình tự tiến hành thủ tục hành chính, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp và nhanh chóng thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra, các nội dung dự thảo không được mâu thuẫn và trái với các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính trong văn bản có tính khả thi, phù hợp với thực tế, chính sách của Nhà nước, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của doanh nghiệp, người dân, tăng cường chức năng kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Khi văn bản được ký ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo phải phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch kế hoạch tuyên truyền văn bản dưới nhiều hình thức: triển khai văn bản hướng dẫn việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành tới các doanh nghiệp liên quan; đăng công khai văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện trên Trang Thông tin điện tử Cục; tổ chức khóa học, đào tạo, hội thảo, tọa đàm, phát hành ấn phẩm, tuyên truyển trên các phương tiện truyền thông ….
Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ thông tin tới người dân và doanh nghiệp về nội dung văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các thủ tục hành chính trong văn bản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành; kế hoạch phát triển ngành, hướng dẫn của Cục dưới các hình thức: đăng công khai trên Trang Thông tin điện tử Cục; gửi công văn, email đến các doanh nghiệp và người dân cần thông tin; công khai hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc của Cục./.
Ngày 12/11/2024, Cảng HKQT Vinh tổ chức hội nghị tuyên truyền an ninh, an toàn (ANAT) hàng không cho hơn 40 em học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS xã Nghi Ân, thành phố Vinh.
Nhằm nâng cao ý thức nhận thức của cán bộ, nhân viên trong việc duy trì môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc đã triển khai các hoạt động tuyên truyền văn hóa an toàn hàng không tại nhiều khu vực trọng yếu.
Vừa qua, tại cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cảng đã tổ chức chương trình “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động An toàn – Vệ sinh lao động giai đoạn 06 tháng cuối năm và hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (09/11/2024) tại khu vực phía trước sảnh nhà ga Quốc tế.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.