Về nội dung Nhân viên hàng không, đối với chức danh nhân viên hàng không, nhiệm vụ của nhân viên hàng không, Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT quy định 14 chức danh nhân viên hàng không. Các chức danh này phù hợp theo nhóm chuyên môn và mỗi nhóm chuyên môn lại bao gồm các vị trí, công việc cụ thể hơn và được quy định chi tiết tại các văn bản chuyên ngành khác có liên quan như Quy chế không lưu hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT; Quy chế thông báo tin tức hàng không ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đối với các tiêu chuẩn nhân viên hàng không, khi thực hiện cần tham chiếu các văn bản văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan theo vị trí chức danh công việc quan như Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 Ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay (gọi tắt là Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT), Quy chế không lưu, Quy chế Thông báo tin tức hàng không.
Đối với các chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không, Điều 6 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT quy định chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không (viết tắt là CCCM). Các loại văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo hệ thống giáo dục quốc dân được coi là chứng chỉ chuyên môn; Tuy nhiên theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT về yêu cầu chung và yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không thì các cơ sở này cũng phải đáp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình tài liệu, giáo viên... theo quy định của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT thì văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở này mới được coi là CCCM.
Đối với thành viên tổ lái (phi công), chứng chỉ chuyên môn là chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo phi công tại cơ sở đào tạo đã được Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận hoặc công nhận cơ sở đủ điều kiện đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện.
Về giấy phép nhân viên hàng không (trước đây gọi là giấy phép hành nghề) do Cục trưởng Cục HKVN quyết định cấp. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không của nhân viên hàng không. Để Cục HKVN có cơ sở xem xét, cấp giấy phép và năng định cho nhân viên hàng không thì nhân viên đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5 và tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT; Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT, ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay (gọi tắt là Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT).
Đối với Thành viên tổ lái, sau khi có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo phi công tại cơ sở đào tạo, được Cục HKVN cấp giấy phép lái tàu bay (Commercial Pilot License - CPL hoặc Private Pilot License -PPL), để được kiểm tra và cấp năng định lái tàu bay, thành viên đó phải hoàn thành chương trình huấn luyện chuyển loại theo chủng loại tàu bay và hạng tàu bay theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT…
Việc cấp giấy phép nhân viên hàng không thuộc thẩm quyền của Cục HKVN (Nhà chức trách hàng không) thông qua 04 Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không gồm: Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng; Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không, Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không; Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không.
Quy trình cấp giấy phép do các Hội đồng thực hiện theo “Quy chế làm việc của Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép nhân viên hàng không” ban hành kèm theo Quyết định số 4405/QĐ - CHK ngày 24/12/2008 của Cục trưởng Cục HKVN…
Đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không, nhằm chuẩn hoá cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, phát triển đội ngũ nhân viên hàng không có đủ năng lực chuyên môn bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc và duy trì đủ điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ ở vị trí chức danh công việc chuyên môn đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả trong quá trình khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không theo quy định của pháp luật, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của ICAO và thông lệ quốc tế. Tại Hướng dẫn đã quy định rất chi tiết về các yêu cầu để thành lập cơ sở đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không như cơ cấu tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý, trang bị, thiết bị, giáo viên, chương trình đào tạo, huấn luyện, chuyển loại, định kỳ cho nhân viên hàng không...
Ngoài ra, tại Mục III và IV của Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 61/2001/TT-BGTVT cũng quy định cụ thể về cơ sở đánh giá trình độ tiếng anh của nhân viên hàng không; quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đào tạo, cơ sở đánh giá trình độ tiếng anh nhân viên hàng không.
Nội dung chi tiết xem tại mục “văn bản chỉ đạo điều hành” và “hệ thống văn bản”./.
Ngày 12/11/2024, Cảng HKQT Vinh tổ chức hội nghị tuyên truyền an ninh, an toàn (ANAT) hàng không cho hơn 40 em học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS xã Nghi Ân, thành phố Vinh.
Nhằm nâng cao ý thức nhận thức của cán bộ, nhân viên trong việc duy trì môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc đã triển khai các hoạt động tuyên truyền văn hóa an toàn hàng không tại nhiều khu vực trọng yếu.
Vừa qua, tại cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cảng đã tổ chức chương trình “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động An toàn – Vệ sinh lao động giai đoạn 06 tháng cuối năm và hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (09/11/2024) tại khu vực phía trước sảnh nhà ga Quốc tế.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.