Như vậy, những chiếc CS100 nay sẽ được đổi thành A220-100 còn dòng lớn hơn CS300 sẽ được đổi tên A220-300.
“Tất cả mọi người tại Airbus đều đang mong
chờ khoảnh khắc lịch sử này”, ông Guillaume Faury, người đứng đầu chi nhánh máy
bay thương mại của Airbus cho biết.
“Ngày hôm nay, chúng tôi rất vui mừng được
chào đón A220 đến với gia đình Airbus và hân hạnh chứng kiến chiếc máy bay này
khoác lên mình màu áo Airbus lần đầu tiên”, ông nói thêm.
Ông Faury cũng ca ngợi công sức lao động
vất vả mà các nhân viên Bombardier đã bỏ ra để đưa chiếc A220 với hai phiên bản
100 chỗ và 150 chỗ ra thị trường. Đây là lần thứ hai chiếc phi cơ này phải đổi
tên. Trước đó CS100 và CS300, máy bay này được biết đến với nhãn hiệu CS110 và
CS130.
Hoạt động đổi tên được thực hiện sau khi
Airbus hoàn tất thỏa thuận mua 50,1% chương trình C Series đang gặp rắc rối về
tài chính, giờ đây Bombardier và Chính phủ Canada sẽ chỉ nắm giữ một phần nhỏ
cổ phần.
Airbus không đầu tư thêm vào C Series mà
sẽ chỉ cung cấp chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng, marketing... Hãng sản
xuất máy bay châu Âu cũng cho biết dòng A220 sẽ được sản xuất tại nhà máy của
họ ở Mobile, Alabama, Mỹ.
(Nguồn: Báo giao thông)
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.
Tình trạng này có thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi bước vào cao điểm du lịch mùa Thu và mùa Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Từ động lực của chuyển đổi số tới cam kết với cộng đồng quốc tế về chuyển đổi xanh…
Nghiêm túc triển khai thực hiện ngay các quy định của Luật Đất đai năm 2024 trong công tác đầu tư, xây dựng dự án giao thông và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.