Ngày 8 tháng 11 tại Brussels, 9 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cùng kêu gọi ủy ban châu Âu (EC) áp dụng mức thuế mới đối với ngành hàng không, một lĩnh vực được cho là ô nhiễm cao nhưng đóng thuế thấp.
Các Bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch và Thụy Điển kêu gọi EC đưa ra hình thức mới hoặc một cách đánh thuế khác, song họ vẫn chưa đưa ra biện pháp cụ thể.
9 quốc gia nói trên cho rằng, một quy định thuế mới đối với ngành hàng không, trong đó “đối tượng gây ô nhiễm phải trả một mức giá hợp lý hơn cho việc sử dụng dịch vụ vận tải hàng không” là cần thiết cho mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Hiện giao thông vận tải là lĩnh vực duy nhất của châu Âu hiện có lượng khí phát thải tăng.
Theo các bộ trưởng của 9 nước, so với hầu hết các phương tiện giao thông khác thì mức thuế hiện tại đối với ngành hàng không là chưa đủ. Họ cho rằng ngành này được hưởng nhiều đặc quyền miễn trừ như miễn trừ thuế tiêu thụ đặc biệt và thực tế cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các chuyến bay quốc tế.
Tăng thuế đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm là mục tiêu của nhiều cuộc thảo luận sôi nổi giữa các quốc gia EU, do những quyết sách của EU đòi hỏi phải có sự đồng thuận, bao gồm các chính sách về thuế. Các mục tiêu đầy tham vọng về giảm lượng khí thải carbon ít nhất 50% vào năm 2030 là một phần trong chương trình nghị sự của EC.
Hà Lan đang gây sức ép để EC sớm thông qua biện pháp đánh thuế mới. Thậm chí nước này tuyên bố sẽ tự đưa ra mức thuế của riêng mình đối với ngành hàng không vào năm 2021 nếu Ủy ban châu Âu không tự quyết định được vấn đề này.
Theo một báo cáo của EU công bố hồi tháng 5 vừa qua, việc áp dụng chính sách thuế mới sẽ là một nỗ lực đáng kể nhằm giảm lượng khí thải carbon mà không ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực việc làm. Đức cũng tuyên bố sẵn sàng nhằm mục tiêu vào ngành hàng không với một loại thuế đặc biệt.
Mặc dù vậy, việc xây dựng một quy định mới về thuế trên toàn EU dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn khi một số nước thành viên lập luận rằng các chính sách về thuế vẫn chỉ là vấn đề mang tính quốc gia.
Dự kiến, các quốc gia nổi tiếng về du lịch như Tây Ban Nha hoặc Hy Lạp sẽ bị ảnh hưởng mạnh do những tác động nhằm vào các chuyến bay giá rẻ. EU dự kiến vào năm 2020, lượng khí thải từ ngành hàng không trên toàn cầu sẽ cao hơn khoảng 70% so với năm 2005./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Vượt qua nhiều đề cử, Vietnam Airlines đã xuất sắc giành được giải thưởng “Ý tưởng phát triển bền vững” với dự án “Góp lá vá rừng - Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững”. Đây là dự án được phối hợp chặt chẽ giữa ba đơn vị Vietnam Airlines, MoMo và PanNature.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.
Tình trạng này có thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi bước vào cao điểm du lịch mùa Thu và mùa Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, loại trừ khả năng có vật phẩm nguy hiểm bên trong túi hành lý, lực lượng an ninh Cảng hàng không Phù Cát đã tiến hành soi chiếu, kiểm tra trực quan túi hành lý.