Theo đó, hệ thống mạng WAN của Bộ GTVT là hạ tầng kết nối phục vụ chính phủ điện tử và chuyển đổi số của Bộ. Các ứng dụng chính hoạt động trên mạng bao gồm: họp trực tuyến, gửi nhận văn bản điện tử, kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến và các ứng dụng khác phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành; phục vụ kết nối liên thông giữa Bộ GTVT với hệ thống mạng TSLCD của Chính phủ, các bộ/ban/ngành và các địa phương.
Hệ thống được thiết kế đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin. Hệ thống có kiến trúc hiện đại, có khả năng mở rộng về quy mô và công nghệ trong tương lai. Thiết kế phân vùng thành các vùng chức năng phù hợp hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Kế hoạch được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (tháng 6/2022) sẽ thực hiện kết nối các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng Hải Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam và Tổng cục Đường bộ Việt Nam; giai đoạn 2 (tháng 9/2022) thực hiện kết nối các Ban quản lý dự án, các Tổng công ty thuộc Bộ và giai đoạn 3 (tháng 12/2022) sẽ thực hiện kết nối các cơ quan, đơn vị còn lại thuộc Bộ GTVT.
Để thực hiện Kế hoạch này, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện kết nối mạng từ cơ quan, đơn vị mình về điểm kết nối mạng tập trung của Bộ GTVT theo đúng thiết kế (điểm đầu kênh truyền là từ cơ quan đơn vị mình, điểm cuối là DC/DR của trung tâm dữ liệu Bộ GTVT); phối hợp với Trung tâm CNTT trong quá trình thực hiện để đảm bảo hệ thống mạng WAN Bộ GTVT hoạt động đồng bộ, an toàn và hiệu quả.
Bộ cũng yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì xây dựng hệ thống điểm kết nối mạng tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Bộ GTVT, phục vụ kết nối các cơ quan, đơn vị trong hệ thống mạng WAN của Bộ và kết nối liên thông với mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ; chủ trì xây dựng hệ thống quản lý giám sát mạng tập trung: theo dõi đánh giá hệ thống, thực thi các chính sách an toàn, bảo mật thông tin, nhận diện, cảnh báo các hoạt động bất thường; kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn về mặt kỹ thuật các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong quá trình triển khai kết nối, quản lý, vận hành để bảo đảm hệ thống mạng hoạt động đồng bộ, an toàn và hiệu quả; xây dựng quy chế quản lý vận hành mạng WAN Bộ GTVT. Đồng thời theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả triển khai Kế hoạch.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Nội dung chi tiết xem tại đây./.
100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải được quản lý theo dõi tiến độ xử lý trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Giao thông vận tải.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa được Bộ Nội vụ công bố, Bộ GTVT xếp vị trí thứ 8 (tăng một bậc so với năm 2022) với 86,18 điểm. Trong đó, chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số đạt 89,25%, xếp thứ 1 trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, loại trừ khả năng có vật phẩm nguy hiểm bên trong túi hành lý, lực lượng an ninh Cảng hàng không Phù Cát đã tiến hành soi chiếu, kiểm tra trực quan túi hành lý.