Thông báo kết luận nêu rõ, chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa thị trường, các chuỗi cung ứng, sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, càng khó khăn, thách thức càng phải đoàn kết, đây là truyền thống quý báu của dân tộc cũng là quan điểm xuyên suốt. Tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích va chạm.
Liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương và mỗi cá nhân, tổ chức. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn. Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số.
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực tham gia chuyển đổi số; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Việc chuyển đổi số được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở"; dễ làm trước, khó làm sau, đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp và thực hiện một cách thực chất, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
Phải nói đi đôi với làm, "không đánh trống bỏ dùi", đặc biệt tránh mọi biểu hiện hình thức. Không để hiện tượng dịch vụ công trực tuyến thì nhiều nhưng người dân sử dụng ít; các nền tảng thì nhiều, cơ sở dữ liệu thì lớn nhưng tính đồng bộ, liên thông thấp. Các bộ, ngành, địa phương phải có cơ chế chia sẻ, dùng chung để khai thác hiệu quả dữ liệu và phải có nguồn lực để đầu tư tiếp.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; coi trọng công tác truyền thông, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ nay đến hết năm 2022 và thời gian tới, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động hơn nữa, quyết liệt chỉ đạo, tổ chức triển khai, tạo ra phong trào, xu thế, bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của bộ, cơ quan, địa phương mình.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong triển khai chuyển đổi số; khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tại các Phiên họp của Ủy ban, đặc biệt là 12 nhiệm vụ chưa hoàn thành và những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Tập trung chỉ đạo xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số thực chất, hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực.
Tập trung kết nối với các nền tảng dùng chung; khẩn trương xây dựng, nâng cấp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và đẩy mạnh kết nối với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.
Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng và triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tránh lộ lọt thông tin.
Đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác, chỉ đạo, điều hành của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, cung cấp các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp. Lựa chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng hiệu quả hơn, tích cực hơn để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số.
Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, đây là việc rất quan trọng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả. Các cơ quan truyền thông nghiên cứu, bố trí dành thời lượng nhất định để truyền thông về chuyển đổi số.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp việc triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ; thường xuyên đôn đốc, kịp thời báo cáo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp việc triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ; thường xuyên đôn đốc, kịp thời báo cáo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến các xã chưa được kết nối (còn 3% xã), phấn đấu hoàn thành kết nối 100% xã trên toàn quốc trong Quý III/2022. Cùng các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tư triển khai hạ tầng số để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, trong đó chú trọng nâng cao tốc độ mạng băng rộng cố định, mạng băng rộng di động.
Xây dựng, triển khai hệ thống phục vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thúc đẩy hoàn thiện các Nghị định liên quan đến giao dịch điện tử./.
(Chinhphu.vn)
100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải được quản lý theo dõi tiến độ xử lý trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Giao thông vận tải.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa được Bộ Nội vụ công bố, Bộ GTVT xếp vị trí thứ 8 (tăng một bậc so với năm 2022) với 86,18 điểm. Trong đó, chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số đạt 89,25%, xếp thứ 1 trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, loại trừ khả năng có vật phẩm nguy hiểm bên trong túi hành lý, lực lượng an ninh Cảng hàng không Phù Cát đã tiến hành soi chiếu, kiểm tra trực quan túi hành lý.