Theo đó, văn bản hiệp đồng này nhằm cụ thể hóa phương thức phối hợp, trợ giúp giữa Bộ Tư lệnh TP.HCM và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong công tác phối hợp, hiệp đồng ứng phó công tác khẩn nguy sân bay và tìm kiếm cứu nạn hàng không trong khu vực, bảo đảm xử lý, ngăn chặn hiệu quả; giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi tàu bay gặp sự cố trong khu vực trách nhiệm.
Tham dự lễ ký kết về phía Bộ Tư lệnh TP.HCM có Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM; đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố.
Về phía Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có sự tham dự của đồng chí Đặng Ngọc Cương – Giám đốc Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, các Phó Giám đốc Cảng, thủ trưởng các Phòng, Ban chức năng và đơn vị trực thuộc; cùng với đại diện các cơ quan, đơn vị hoạt động trên địa bàn Cảng hàng không gồm Sư đoàn Không quân 370, Sư đoàn Phòng không 367, Cảng vụ hàng không miền Nam, Trung tâm dịch vụ và khai thác sân bay (ASOC).
Mở đầu Lễ ký kết, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã báo cáo tóm tắt nội dung của Văn bản hiệp đồng, trong đó nêu rõ khu vực trách nhiệm của các bên liên quan, cụ thể: khu vực trách nhiệm của Bộ Tư lệnh TP.HCM (dự kiến khu vực ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn TP.HCM), khu vực trách nhiệm trong công tác khẩn nguy sân bay và tìm kiếm cứu nạn của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
Khi có sự cố, tai nạn liên quan đến hàng không dân dụng trong khu vực trách nhiệm đã được quy định, Giám đốc Cảng HKQT Tân Sơn Nhất - Chỉ huy trưởng Trung tâm khẩn nguy Cảng HKQT Tân Sơn Nhất chỉ huy, điều hành các lực lượng hàng không ứng phó ban đầu với các tình huống khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứu nạn trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm được giao; thông báo Bộ Tư lệnh TP.HCM xin trợ giúp kịp thời khi vượt quá khả năng cứu nạn, cứu hộ của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đối với tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong khu vực trách nhiệm của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
Bên cạnh đó, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có trách nhiệm hỗ trợ tham gia cứu nạn, cứu hộ theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM. Tổ chức và bảo đảm lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch khẩn nguy sân bay; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị theo quy định.
Bộ Tư lệnh TP.HCM chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu đóng trên địa bàn để điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn khi tiếp nhận thông tin về tàu bay lâm nguy, lâm nạn từ Sở Chỉ huy khẩn nguy cứu nạn - Trung tâm khẩn nguy Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và báo cáo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM xin ý kiến chỉ đạo, cũng như phối hợp Cảng trao đổi thông tin, chuẩn bị sẵn sàng tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó. Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức và bảo đảm lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị theo quy định.
Quan hệ giữa hai bên là quan hệ phối hợp, dựa trên nguyên tắc đảm bảo theo đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ cần kịp thời, chính xác, không vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng đến công tác chuyên môn nghiệp vụ của mỗi bên. Công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không tại khu vực tàu bay lâm nguy, lâm nạn phải khẩn trương, chủ động, kiên quyết và đúng quy định của pháp luật. Hai bên phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, trang thiết bị khi tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn.
Phát biểu tại buổi lễ, Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh vị trí công trình Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đóng vai trò quan trọng về mọi mặt và cần được bảo vệ với sự phối hợp của nhiều lực lượng xung quanh cảng. Các bên thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn khi có tình huống xảy ra, họp định kỳ để sơ kết đánh giá công tác phối hợp. Đồng thời, đồng chí cũng mong muốn Ủy ban nhân dân TP.HCM, các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa để đảm bảo công tác an ninh, an toàn và phát triển Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế du lịch tại TP.HCM./.
(vietnamairport.vn)
Trong lịch sử phát triển của hàng không dân dụng quốc tế, nhu cầu cũng như năng lực vận tải hàng hóa và hành khách trên quy mô toàn cầu liên tục tăng. Cho tới năm 2019 do đại dịch Covid-19, hoạt động hàng không trên quy mô toàn cầu đã bị chững lại.
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra thông báo Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay.
(vatm.vn) -Tại Hội nghị lần thứ 22 Hợp tác ATFM đa điểm nút xuyên biên giới Châu Á - Thái Bình Dương (AMNAC 22) diễn ra từ ngày 16-18/10/2024 tại Singapore, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên ATFM mức 3.