Mục
tiêu của Hội nghị là nhằm tạo diễn đàn để các bên liên quan cùng nhìn nhận,
đánh giá các kết quả đạt được sau gần hai tháng chính thức triển khai khai thác
phương thức ATFM đa điểm nút mức 3 tại Việt Nam (từ ngày 11/7/2024 đến nay); đồng
thời để trao đổi, chia sẻ các nội dung phối hợp trong quá trình thực hiện
phương thức từ đó rút ra kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đạt
được hiệu quả hơn nữa trong tương lai.
Hội
nghị do ông Nguyễn Đình Công – Phó Tổng giám đốc TCT QLBVN chủ trì với sự tham
dự của gần 100 đại biểu là cán bộ, lãnh đạo thuộc các cơ quan, đơn vị cùng phối
hợp thực hiện công tác Quản lý luồng không lưu trong ngành Hàng không, như: Cục
Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không VN, các Cảng Hàng không quốc
tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; các
Hãng hàng không Vietnam Airlines, VietjetAir, Viettravel; các Công ty CP Phục vụ
mặt đất Sài Gòn, Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội. TCT QLBVN tham dự Hội nghị
có đại diện lãnh đạo và cán bộ các Ban chuyên môn Kỹ thuật, Không lưu, An toàn
– Chất lượng và các đơn vị trực thuộc liên quan.
Tại
Hội nghị, ông Nguyễn Bá Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý luồng không lưu
(TTQLLKL) đã trình bày báo cáo đánh giá sau triển khai áp dụng phương thức ATFM
đa điểm nút mức 3 tại Việt Nam.
Báo
cáo nêu rõ những kết quả đạt được, một số hạn chế tồn tại và đề xuất, kiến nghị
biện pháp khắc phục trong việc áp dụng phương thức ATFM đa điểm nút mức 3, tập
trung vào một số nội dung chính bao gồm: Số lượng các chuyến bay áp dụng biện
pháp ATFM đa điểm nút khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam (áp dụng
cho các cảng hàng không sân bay: Cảng HKQT Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất);
đánh giá tuân thủ thời gian khởi hành tính toán (CTOT – Calculated Take Off
Time) trên tổng số chuyến bay triển khai CTOT tại khu vực và Việt Nam;
Đánh
giá thời gian nộp kế hoạch bay (FPL – Flight Plan) của các hãng Hàng không tại
các sân bay; Công tác điều tiết luồng không lưu trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Kết
luận Hội nghị, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Đình Công đã đánh giá cao các ý kiến
đóng góp tích cực từ cơ quan, đơn vị tham dự. Chủ trì Hội nghị nhấn mạnh việc
áp dụng phương thức ATFM mức 3 dù chưa hoàn toàn đạt được nhiều kết quả như kỳ
vọng, một số cơ quan đơn vị cũng chịu ảnh hưởng, khó khăn hơn nhưng xét về tổng
thể đã mang lại hiệu quả rõ nét về sự an toàn, về góc độ kinh tế với cộng đồng
ngành hàng không cũng như toàn xã hội.
Ông
cũng mong muốn các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp, hỗ trợ cùng thực
hiện tốt công tác quản lý luồng không lưu nói riêng, công tác đảm bảo hoạt động
bay nói chung…
Hội
nghị được đánh giá là thành công, mang lại nhiều giá trị thực tế. Các bên tham
gia nhất trí duy trì mối liên hệ, trao đổi thường xuyên, phối hợp chặt chẽ để
cùng nâng cao hiệu quả công tác quản lý luồng không lưu với phương châm “Kết nối
thành công – Đồng hành phát triển” vì những chuyến bay “An toàn – Điều hoà – Hiệu
quả”./.
(vatm.vn) -Tại Hội nghị lần thứ 22 Hợp tác ATFM đa điểm nút xuyên biên giới Châu Á - Thái Bình Dương (AMNAC 22) diễn ra từ ngày 16-18/10/2024 tại Singapore, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên ATFM mức 3.
Triển khai kế hoạch năm và kỉ niệm ngày Kiểm soát viên không lưu quốc tế 20/10, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Không lưu năm 2024 vào ngày 19/10/2024, tại thành phố Đà Nẵng.
Báo cáo giám sát thường niên của Cơ quan đánh giá hiệu suất (PRB) được công bố ngày 26 tháng 9 đã đưa ra thông tin về hiệu suất của các Nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay (ANSP) Châu Âu năm 2023.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.