Mục đích của buổi diễn tập nhằm hướng dẫn cho Bộ phận Không lưu, Kỹ thuật cũng như các Tổ, Bộ phận khác của Đài về việc lập kế hoạch, triển khai phương thức ứng phó khi có tình huống xảy ra, sự phối hợp trợ giúp giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ Không lưu, Kỹ thuật để đảm bảo công tác điều hành bay an toàn. Qua đó đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong công tác xử lý sự cố Kỹ thuật, ứng phó không lưu để hoàn thiện phương án và triển khai thực hiện một cách có hiệu quả khi xảy ra tình huống trong thực tế.
Buổi diễn tập có sự tham gia chỉ đạo, đánh giá của đồng chí Nguyễn Mạnh Thắng – Bí thư Đảng Ủy, Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Trung; đồng chí Đào Xuân Tú – Phó Bí thư Đảng Ủy, Phó Giám đốc Công ty; lãnh đạo các Phòng An Toàn- Chất lượng và An ninh, Phòng Kỹ thuật, Phòng Không Lưu; cùng tập thể lãnh đạo và CBNV Đài.
Giám đốc Nguyễn Mạnh Thắng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các CBNV tham gia diễn tập, biểu dương sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm, cũng như cách làm sáng tạo trong việc kết hợp giữa diễn tập giữa phòng đáy và thực binh của Đài. Đây là buổi diễn tập nhưng tất cả CBNV đều tham gia diễn tập như trong tình huống thực tế, đáp ứng đúng với mong muốn mà yêu cầu thực tế đặt ra.
Giám đốc chỉ đạo qua buổi thực hành diễn tập, tập thể CBNV Đài Kiểm soát không lưu Chu Lai cần phát huy hơn nữa tinh thần, trách nhiệm trong bất kì tình huống kỹ thuật, không lưu xảy ra nhằm đảo bảo an toàn cho mỗi chuyến bay. Đó không chỉ là kim chỉ nam mà còn là sứ mệnh của ngành Quản lý bay: “Vì một vùng trời bình yên, vì những chuyến bay an toàn”.
Tình huống giả định được nêu ra tại buổi thực hành ứng phó là sự cố kỹ thuật về điện tại Đài Kiểm soát không lưu Chu Lai làm mất liên lạc hai chiều với các tàu bay, các đầu cuối khai thác, cũng như các trang thiết bị kỹ thuật CNS dự phòng không sử dụng được. Trong tình huống Không lưu cùng thời điểm đang có 01 tàu bay của Vietjet nhận thông tin khởi hành và được cấp huấn lệnh nổ máy; 01 tàu bay của Vietjet đang làm phương thức tiếp cận theo ILSx R32.
Lực lượng kiểm soát viên không lưu đã nhanh chóng thực hành triển khai quy trình ứng phó không lưu, phân công nhiệm vụ ca/kíp không lưu để triển khai các nội dung cụ thể trong công tác ứng phó, hiệp đồng liên lạc với các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay lân cận, đồng thời yêu cầu thực hiện ngay phương án ứng phó không lưu dài hạn tại vị trí ứng phó Đài chỉ huy K5 (của Quân sự).
Lực lượng kỹ thuật của Đài đã phối hợp, nhanh chóng triển khai các trang thiết bị dự phòng dùng cho công tác ứng phó, thực hiện triển khai phương án phối hợp di chuyển đưa các trang thiết bị sang vị trí ứng phó, công tác đấu nối, kiểm tra các trang thiết bị CNS, chuẩn bị công cụ Kỹ thuật cần thiết để triển khai nhanh chóng, sẵn sàng phục vụ tốt cho công tác ứng phó không lưu.
Cuộc diễn tập thực hiện theo kế hoạch hằng năm về công tác diễn tập ứng phó không lưu Hàng không dân dụng đã được Cục Hàng Không Việt Nam ban hành và kế hoạch diễn tập năm 2024 của Công ty Quản lý bay miền Trung.
Một số hình ảnh tại buổi diễn tập:
(vatm.vn)
Trong lịch sử phát triển của hàng không dân dụng quốc tế, nhu cầu cũng như năng lực vận tải hàng hóa và hành khách trên quy mô toàn cầu liên tục tăng. Cho tới năm 2019 do đại dịch Covid-19, hoạt động hàng không trên quy mô toàn cầu đã bị chững lại.
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra thông báo Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay.
(vatm.vn) -Tại Hội nghị lần thứ 22 Hợp tác ATFM đa điểm nút xuyên biên giới Châu Á - Thái Bình Dương (AMNAC 22) diễn ra từ ngày 16-18/10/2024 tại Singapore, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên ATFM mức 3.
Theo quy luật, thời điểm quý I hàng năm, một số cảng hàng không khu vực miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi sương mù, tầm nhìn bị hạn chế khiến hoạt động khai thác bị gián đoạn.