Sau chuỗi ngày dài nắng nóng rất gay gắt thì khi mưa dông xuất hiện thường sẽ kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm như sét, lốc, tố, gió giật… Những hiện tượng cực đoan này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cất, hạ cánh của tàu bay và các hoạt động trên khu hoạt động của sân bay.
Tại khu vực Tây Nguyên, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 mưa dông chuyển mùa đã bắt đầu xuất hiện và mở rộng phạm vi xuống Nam bộ. Ghi nhận từ số liệu quan trắc thời tiết trong ngày 04/5 cho thấy, tại khu vực sân bay Côn Đảo đã xuất hiện vòi rồng, tại khu vực sân bay Rạch Giá có mưa dông mạnh, làm tầm nhìn giảm xuống 1500m.
Kíp trực khí tượng Tân Sơn Nhất ngày 05/5 đã nhận định và dự báo được khả năng tại sân có mưa dông và kịp thời ra quyết định để cung cấp thông tin, tư vấn về hướng di chuyển của mây đối lưu và khả năng di chuyển vào khu vực sân bay gây mưa dông cho Trung tâm Kiểm soát tiếp cận - sân bay Tân Sơn Nhất.
Đồng thời liên tục cập nhật trong các bản tin dự báo sân bay (TAF); thiết lập các bản tin dự báo xu thế thời tiết cho tàu bay hạ cánh (TREND); bản tin cảnh báo thời tiết sân bay (AD WRNG); bản tin cảnh báo gió đứt (WS WRNG); thông tin, tư vấn cho Trung tâm Quản lý luồng không lưu để phối hợp với các đơn vị có liên quan phối hợp ra quyết định (CDM).
Ngoài ra, điều tiết luồng không lưu, tính toán CTOT cho các hãng hàng không trong điều kiện thời tiết bất lợi, cũng như ứng dụng bảng màu trong nhóm Phối hợp thời tiết xấu, nhóm CDM trên ứng dụng chat Viber để cho người sử dụng thuận tiện và có cách nhìn trực quan hơn.
Thông tin dự báo và quan trắc diễn biến thời tiết thực tế liên tục được cập nhật đặc biệt trong tình huống có dông, sét mạnh trong những cơn mưa đầu mùa khi bề mặt đường CHC và sân đỗ tàu bay đã tích lũy một lượng nhiệt lớn sau thời gian dài nắng nóng.
Chính vì vậy ngay trong cơn mưa lớn đầu mùa kèm dông sét mạnh ngày 05/5/2024 tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm Khí tượng hàng không Tân Sơn Nhất đã dự báo, cảnh báo sớm được các hiện tượng thời tiết cực đoan, đã quan trắc và thông báo kịp thời, phối hợp tốt với các đơn vị liên quan để đảm bảo an toàn hoạt động bay./.
(vatm.vn) -Tại Hội nghị lần thứ 22 Hợp tác ATFM đa điểm nút xuyên biên giới Châu Á - Thái Bình Dương (AMNAC 22) diễn ra từ ngày 16-18/10/2024 tại Singapore, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên ATFM mức 3.
Triển khai kế hoạch năm và kỉ niệm ngày Kiểm soát viên không lưu quốc tế 20/10, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Không lưu năm 2024 vào ngày 19/10/2024, tại thành phố Đà Nẵng.
Báo cáo giám sát thường niên của Cơ quan đánh giá hiệu suất (PRB) được công bố ngày 26 tháng 9 đã đưa ra thông tin về hiệu suất của các Nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay (ANSP) Châu Âu năm 2023.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.