Hàng
không vốn là một hoạt động có tính quốc tế với các luồng không lưu được tổ chức
giữa các trung tâm lớn và giữa các khu vực, và cả các luồng không lưu nhỏ hơn,
mang đến sự kết nối rộng lớn. Tất cả những hoạt động này hỗ trợ cho kinh tế
toàn cầu và việc vận chuyển người, hàng hóa. Khi mọi hoạt động được diễn ra hiệu
quả, nó có thể trở nên vô cùng liền mạch.
Trong
khi các hoạt động bay trong bầu trời được tổ chức theo các luồng xuyên biên giới
có thể dự đoán thì việc tổ chức và cung cấp dịch vụ quản lý bay trong vùng trời
lại tồn tại một sự chắp vá lớn về phạm vi quyền hạn và các nhà cung cấp dịch vụ
khác nhau theo biên giới quốc gia.
Nghiên
cứu chủ đề này, Ủy ban điều hành Chiến lược và Tích hợp của CANSO đã xây dựng
Tài liệu “ATS liền mạch xuyên biên giới” (Tên Tiếng Anh đầy đủ: Lines in the
sky – Seamless Cross-Border ATS: What have we learned and why we urgently need
to make progress) với sự đóng góp của nhiều chuyên gia và các tổ chức bao gồm:
Firstfruits, NATS, LVNL, FAA, Bulatsa.
Tài
liệu nêu bật các kết quả đạt được về hiệu suất sử dụng bầu trời toàn cầu nhờ
vào tăng cường các dịch vụ không lưu xuyên biên giới, xóa bỏ các khác biệt hoặc
giới hạn về biên giới nhằm làm cho bầu trời thực sự liền mạch.
Tài
liệu tổng hợp các nghiên cứu, phân tích các trường hợp thực tế theo ba nhóm:
(1) Các điều chỉnh ranh giới nhỏ; (2) ANSP tại một nước cung cấp dịch vụ ATS
hoàn toàn cho nước lân cận, thường tập trung vào khu vực vùng trời phía trên;
(3) Việc thiết lập một chủ thể mới hoàn toàn để cung cấp các dịch vụ ATS ở nhiều
nước. Tài liệu cũng trình bày các bài học kinh nghiệm trong quá trình tiến tới
các dịch vụ không lưu liền mạch xuyên biên giới.
CANSO
ban hành tài liệu với mong muốn khuyến khích các bên liên quan kiểm nghiệm các
cơ hội đối với việc tổ chức các dịch vụ ATS mở rộng xuyên biên giới, và thuyết
minh về các mô hình thành công, qua đó đưa ra các hướng dẫn có giá trị về cách
thức thiết lập việc cung cấp dịch vụ thích hợp. Các trường hợp thực tế được đưa
vào tài liệu cũng có thể trở thành khuôn mẫu cho các thỏa thuận xuyên biên giới
trong tương lai ở cả tầm ANSP và quốc gia để giảm các rào cản nhằm đón nhận sự
thay đổi.
Nội dung chi tiết của Tài liệu, xem tại đây./.
(vatm.vn)
(vatm.vn) -Tại Hội nghị lần thứ 22 Hợp tác ATFM đa điểm nút xuyên biên giới Châu Á - Thái Bình Dương (AMNAC 22) diễn ra từ ngày 16-18/10/2024 tại Singapore, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên ATFM mức 3.
Triển khai kế hoạch năm và kỉ niệm ngày Kiểm soát viên không lưu quốc tế 20/10, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Không lưu năm 2024 vào ngày 19/10/2024, tại thành phố Đà Nẵng.
Báo cáo giám sát thường niên của Cơ quan đánh giá hiệu suất (PRB) được công bố ngày 26 tháng 9 đã đưa ra thông tin về hiệu suất của các Nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay (ANSP) Châu Âu năm 2023.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.