Hồi 07 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông,cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Bắc Đông Bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 350km tính từ tâm bão.
Từ đêm nay (13/10) đến ngày 14/10, ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; một số nơi ở phía Bắc hoàn lưu bão có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 do kết hợp với không khí lạnh.
Dự báo Cảng hàng không Vinh ảnh hưởng trực tiếp khu vực bão đổ bộ, chiều tối 13/10 và ngày 14/10 có gió mạnh, giật cấp 8-9, mưa dông mạnh. Các cảng hàng không Thọ Xuân, Đồng Hới ảnh hưởng gần của bão, gió mạnh cấp 6-8 và mưa lớn. Cảng hàng không Vân Đồn, Cát Bi trong bán kính ảnh hưởng gió mạnh trên đường bão di chuyển. Các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Phú Bài có thể có mưa, dông do ảnh hưởng của hoàn lưu bão.
Để chủ động ứng phó với bão số 8, đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản tại các cảng hàng không, sân bay, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến khai thác bay, đặc biệt là trong bối cảnh, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ theo Quy chế Trực ban phòng, chống thiên tai trong ngành hàng không dân dụng được Cục HKVN ban hành tại Quyết định số 651/QĐ-CHK ngày 02/4/2015 và thực hiện nghiêm Quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới trong hoạt động hàng không dân dụng được Cục HKVN ban hành tại Quyết định số 762/QĐ-CHK ngày 02/4/2021.
Cục yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.
Đối với các cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, Cục yêu cầu tăng cường công tác phối hợp, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 8 để điều chỉnh kế hoạch bay tại một số địa phương có ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8 và đảm bảo tuyệt đối hoạt động bay. Chủ động phòng chống, rà soát, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất; thống kê các trang thiết bị chằng néo, neo đậu tàu bay tại cảng hàng không, đảm bảo công tác bay an toàn trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ công trình nhà ga, kho hàng…để hạn chế thiệt hại do bão số 8 gây ra.
Ngoài ra, cần cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.
Cục cũng yêu cầu các Cảng vụ hàng không giám sát công tác triển khai các nội dung ứng phó tại các cảng hàng không liên quan; bảo đảm liên lạc thông suốt với Ban chỉ huy PCTT&TKCN Cục HKVN và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi trách nhiệm để triển khai ứng phó trong mọi tình huống./.
Chiều ngày 06/9/2024, Phó Cục trưởng Phạm Văn Hảo đi kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI) tại Cảng HKQT Nội Bài. Cùng đi với Phó Cục trưởng có đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Cục HKVN.
Cảng HKQT Đà Nẵng vừa tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) tại nhà Volt, một trong những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng tại Cảng.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất vừa tổ chức chương trình Diễn tập cấp cơ sở về PCCC&CNCH năm 2024 tại khu vực Nhà xe hai bánh nội bộ, ga Quốc tế.
Một chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Pegasus, Thổ Nhĩ Kỳ, cất cánh từ sân bay Vnukovo (Nga) vào 19h57 (giờ Moskva) và phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Chopin ở Warsaw vào 21h57.