Nâng cao hiểu biết và kỹ năng ƯPSCTT và TKCN cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.
Mục tiêu đến năm 2030, phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra; hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống sự cố, thiên tai và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra; tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN.
Sau năm 2030, định hướng đến năm 204, xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố, thiên tai và TKCN trong nước và tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc tế; hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực; Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không Việt Nam và các Trung tâm Hiệp đồng TKCN khu vực, các Trung tâm Khẩn nguy, cứu nạn sân bay.
Đầu tư bổ sung các trang bị, phương tiện chuyên dụng, hiện đại phục vụ công tác trực và xử trí tình huống tại Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam, các Trung tâm Hiệp đồng TKCN và Trung tâm Khẩn nguy, cứu nạn sân bay; sáp nhập Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam và Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam thành Trung tâm Phối hợp TKCN quốc gia trước năm 2030.
Đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp cho các cơ quan, đơn vị có liên quan làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và TKCN trong ngành giao thông vận tải, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả…./.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Cảng vụ hàng không miền Nam về việc tăng cường công tác theo dõi, giám sát trong quá trình thi công các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa cập nhật tình hình đặt chỗ và giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt thông tin dự án và bảng theo dõi tiến độ hoạt động lựa chọn nhà đầu tư đối với 02 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 5 và số 6 thuộc Dự án thành phần 4 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.