Hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) cho biết sẽ bổ sung một dây chuyền sản xuất máy bay 737 MAX mới tại Everett, Washington (Mỹ) vào giữa năm 2024 giữa bối cảnh hãng có kế hoạch tăng cường giao hàng loại máy bay bán chạy nhất này.
Giám đốc điều hành của Boeing Commercial Airplanes, Stan Deal, cho rằng dây chuyền mới sẽ là đơn vị sản xuất máy bay 737 MAX thứ tư của hãng và đóng vai trò cần thiết để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ.
Ông Deal cho biết thêm Boeing đang sản xuất trở lại mẫu máy bay 737 MAX tại dây chuyền ở Renton. Boeing đã đặt sản xuất gần 700 máy bay dòng MAX vào năm ngoái, với việc giao 387 máy bay 737 và vẫn tồn đọng số đơn đặt hàng khoảng 3.600 máy bay dòng MAX.
Ông Deal cho biết ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, Boeing đã bắt đầu quá trình chuẩn bị nhà cung cấp, khách hàng, nghiệp đoàn và số lượng nhân viên cần thiết để thiết lập dây chuyền mới. Boeing đang làm việc để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng đầu.
Theo Boeing, hãng đã sản xuất ổn định 31 máy bay 737 mỗi tháng và lên kế hoạch tăng sản lượng lên khoảng 50 máy bay mỗi tháng trong khung thời gian từ năm 2025 đến năm 2026.Tháng 12/2022, Quốc hội Mỹ đã quyết định dỡ bỏ hạn chót áp đặt tiêu chuẩn an toàn mới cho cảnh báo buồng lái hiện đại đối với hai phiên bản mới của máy bay 737 MAX.
Chính sách trên đã được Quốc hội áp đặt vào năm 2020 sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng của máy bay 737 MAX ở Indonesia và Ethiopia.
Gần đây, Boeing thông báo kế hoạch thuê thêm 10.000 nhân viên trong năm 2023 để đáp ứng nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 và gia tăng năng lực sản xuất máy bay, nhưng sẽ cắt giảm một số công việc phụ trợ.
Trong năm 2022, Boeing đã thuê khoảng 14.000 lao động, nâng tổng số nhân lực của công ty từ mức khoảng 142.000 nhân viên năm 2021 lên mức 156.000 người tính đến ngày 31/12/2022, trong đó có khoảng 136.000 nhân viên làm việc tại Mỹ.
Số lượng nhân viên của Boeing sắp ngang bằng với mức trước đại dịch COVID-19 ( khoảng 161.000 người vào cuối năm 2019).
Trong năm 2020, khi dịch bệnh đang bùng phát, đội ngũ nhân sự của Boeing giảm xuống còn khoảng 141.000 người khi doanh nghiệp này tuyên bố cắt giảm việc làm./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra vụ tai nạn Jeju Air chưa được xác nhận, số liệu cho thấy sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ va chạm giữa máy bay và chim, trong bối cảnh hàng không tăng trưởng.
Sự cố máy bay KLM đã làm gián đoạn các chuyến bay của khoảng 5.000 hành khách, gây ra tình trạng hủy chuyến và chậm trễ trong suốt cuối tuần qua tại sân bay Torp của Na Uy.
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa cập nhật tình hình đặt chỗ và giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.