Cơ
quan quản lý thủ đô Nusantara (OIKN) đã thử nghiệm nguyên mẫu taxi bay tại Sân
bay Aji Pangeran Tumenggung ở Samarinda, Đông Kalimantan.
Phó
Giám đốc chuyển đổi xanh và số của OIKN, Mohamed Ali Berawi cho biết: "Chiếc
máy bay không người lái (AUV) đã bay trong khoảng 10 phút ở độ cao 50 mét và tốc
độ 50 km/giờ."
Ông
giải thích rằng thử nghiệm taxi bay ở Nusantara là bước đầu tiên trong việc hiện
thực hóa vận tải hàng không đô thị hiệu quả và thân thiện với môi trường tại
Indonesia. Đây là bằng chứng cho cam kết của Indonesia trong việc phát triển
công nghệ giao thông trong tương lai.
Theo ông Berawi, Thủ đô mới Nusantara không chỉ tập trung vào việc mua công nghệ AUV mà còn quan tâm đến việc phát triển và làm chủ công nghệ này. "Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, nơi nhiều bên có thể hợp tác để phát triển công nghệ taxi bay," ông tuyên bố.
Trên
thực tế, để đạt được tầm nhìn, OIKN đã hợp tác với nhiều đối tác chiến lược
trong và ngoài nước, trong đó có Công ty ôtô Hyundai để phát triển nguyên mẫu
taxi bay.
Indonesia
kỳ vọng việc thử nghiệm taxi bay tại Thủ đô mới có thể thúc đẩy sự phát triển của
ngành hàng không dân dụng tại Indonesia, đồng thời taxi bay được dự kiến sẽ có
thể hoạt động thương mại trong 5 năm tới.
"Chúng
tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phát triển để đảm bảo tính an toàn và
khả thi của taxi bay. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với chính quyền trung ương và
khu vực để xây dựng các quy định hỗ trợ vận tải hàng không công cộng,"
Berawi tuyên bố.
Ngoài
cơ sở hạ tầng vật chất, Berawi cho biết Nusantara cũng tập trung vào việc phát
triển nguồn nhân lực có năng lực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Thủ
đô mới của Indonesia được xây dựng theo hướng trở thành trung tâm đổi mới sáng
tạo và phát triển công nghệ tại nước này thông qua cung cấp một hệ sinh thái hỗ
trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ vận tải hàng không./.
(TTXVN/Vietnam+)
Tin từ Vietnam Airlines cho biết, Hãng vừa trở thành Hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu. Theo đó, từ ngày 1/1/2025, tất cả chuyến bay của hãng khởi hành từ các sân bay châu Âu đều sử dụng SAF.
Vượt qua nhiều đề cử, Vietnam Airlines đã xuất sắc giành được giải thưởng “Ý tưởng phát triển bền vững” với dự án “Góp lá vá rừng - Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững”. Đây là dự án được phối hợp chặt chẽ giữa ba đơn vị Vietnam Airlines, MoMo và PanNature.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.