Airbus - nhà sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu - vừa thông báo lợi nhuận tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trong năm 2022 bất chấp các vấn đề về chuỗi cung ứng cản trở năng lực sản xuất của hãng.
Theo thông báo được Airbus đưa ra ngày 16/2, lợi nhuận ròng của Airbus tăng 1% lên mức 4,2 tỷ euro (4,5 tỷ USD) trong năm 2022 khi hãng bàn giao 661 máy bay dù kế hoạch ban đầu là bàn giao 720 chiếc cho khách hàng.
Doanh thu năm 2022 của hãng tăng 13% lên mức 58,9 tỷ euro, nhờ số lượng máy bay được bàn giao tăng và đồng USD tăng giá vì đây là đồng tiền được ấn định trong các hợp đồng bán hàng của Aibus.
Số lượng đặt hàng với Airbus cũng tăng 820 máy bay trong năm 2022 lên mức 7.239 máy bay vào cuối năm.
Airbus đã cắt giảm sản lượng trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành do các hãng hàng không buộc phải giảm hoạt động vì các lệnh hạn chế đi lại để phòng dịch.
Hiện hoạt động giao thông hàng không được kỳ vọng sẽ nhanh chóng hồi phục và các hãng hàng không cũng đang đẩy nhanh tốc độ mua thêm các máy bay tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.Giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury cho biết hãng đang có kết quả tài chính vững chắc dù môi trường kinh doanh chưa thuận lợi khiến chuỗi cung ứng chưa thể phục hồi về mức mong đợi.
Airbus có hơn 10.000 nhà cung cấp, một số nhà cung cấp gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng vì đã cắt giảm nhân lực trong thời gian đại dịch hoành hành.
Khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu thô cũng cản trở các khâu sản xuất khác trong khi ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine càng khiến chuỗi cung ứng thêm gián đoạn.
Airbus đặt mục tiêu bàn giao 720 máy bay trong năm 2023. Hãng hy vọng sẽ thúc đẩy sản xuất các mẫu máy bay khác nhau trong dòng máy bay A320 lên 65 máy bay/tháng trước cuối năm 2024 và lên 75 chiếc/tháng vào năm 2026.
Bên cạnh đó, Airbus đặt mục tiêu tăng sản lượng dòng máy bay thân dài A350 lên 9 chiếc/tháng vào năm 2024 và từ 3-4 chiếc A330/tháng vào năm 2024.
Dù chuỗi cung ứng vẫn còn một số vấn đề, triển vọng chung của ngành sản xuất máy bay vẫn được đánh giá là nhiều hứa hẹn.
Giao thông hàng không dự kiến phục hồi về các mức trước đại dịch trong năm 2023 và gấp đôi vào năm 2050.
Airbus cho biết sẽ điều chỉnh lợi nhuận trước thuế dự kiến, không bao gồm phí tái cơ cấu và điều chỉnh các khoản dự phòng, theo đó sẽ tăng lên 6 tỷ euro vào năm 2023, cao hơn so với mức 5,3 tỷ của năm 2022.Airbus cũng đề xuất chi trả lợi tức 1,8 euro/cổ phiếu. Những thông tin tích cực nêu trên đã đẩy giá trị cổ phiếu Airbus tăng thêm 3% ngay khi phiên giao dịch ngày 16/2 bắt đầu tại châu Âu./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra vụ tai nạn Jeju Air chưa được xác nhận, số liệu cho thấy sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ va chạm giữa máy bay và chim, trong bối cảnh hàng không tăng trưởng.
Sự cố máy bay KLM đã làm gián đoạn các chuyến bay của khoảng 5.000 hành khách, gây ra tình trạng hủy chuyến và chậm trễ trong suốt cuối tuần qua tại sân bay Torp của Na Uy.
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa cập nhật tình hình đặt chỗ và giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.