Tại
Chương trình Đối thoại chính sách năm 2024 do UBND TP HCM và Liên minh Diễn đàn
Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức mới đây, bà Sharmine Tan, Giám đốc Bền vững
của Boeing khu vực Đông Nam Á, cho biết Việt Nam có tiềm năng nguồn nguyên liệu
sinh học lớn, chiếm gần 20% tổng tiềm năng khu vực, chỉ đứng sau Indonesia và
Thái Lan.
Tại
Chương trình Đối thoại chính sách năm 2024 do UBND TP HCM và Liên minh Diễn đàn
Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức mới đây, bà Sharmine Tan, Giám đốc Bền vững
của Boeing khu vực Đông Nam Á, cho biết Việt Nam có tiềm năng nguồn nguyên liệu
sinh học lớn, chiếm gần 20% tổng tiềm năng khu vực, chỉ đứng sau Indonesia và
Thái Lan.
Đây
là điều kiện để sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) từ các nguồn
nguyên liệu tái tạo hoặc có lượng khí thải carbon thấp như dầu thực vật, chất
thải nông nghiệp và các loại sinh khối khác.
Báo
cáo đánh giá về nguyên liệu thô sinh học tại 11 quốc gia Đông Nam Á của Boeing
cho biết trữ lượng ở khu vực này có thể sản xuất khoảng 45,7 triệu tấn SAF mỗi
năm đến năm 2050, đáp ứng khoảng 12% nhu cầu toàn cầu.
Theo
bà Sharmine Tan, tiềm năng nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt
Nam ước tổng sản lượng khoảng 72,4 triệu tấn mỗi năm. Các nguồn chính gồm trấu
và rơm rạ (34,5 triệu tấn), sắn (5 triệu tấn), phụ phẩm ngô (10,6 triệu tấn).
Trước
đó, ông Nguyễn Vũ Michael, Giám đốc Boeing Việt Nam, cũng cho biết hãng đang tập
trung hỗ trợ nghiên cứu nguồn cung ứng nguyên liệu SAF tại các quốc gia khác
nhau, trong đó có Việt Nam. Ông cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc mở rộng quy mô sản xuất SAF cũng như xây dựng thị trường nội địa.
Bà
Sharmine Tan nhận định rằng, xây dựng hệ sinh thái SAF tại địa phương sẽ mang lại
lợi ích cho môi trường và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện để xây
dựng hệ sinh thái này cần sự hợp tác 5 bên gồm các ngành hàng không, nông nghiệp,
năng lượng, tài chính và chính sách.
Tại
phiên đối thoại, ông Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP HCM, đánh
giá ý tưởng phát triển SAF của Boeing không xa vời mà gần gũi. Khu vực phía Nam
có 5 sân bay, với nhu cầu dùng nhiên liệu nhiều. Ông khuyến nghị nhà sản xuất
máy bay Mỹ nên nghiên cứu hợp tác các chính quyền địa phương để tận dụng các
nguồn sinh khối trong nông nghiệp. "Tôi đề nghị các bạn thực hiện chuyến
công tác đi dọc phía Nam để tìm hiểu", ông nói.
Bà
Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND Bình Phước, hoan nghênh Boeing tìm hiểu về
triển vọng nguồn cung nguyên liệu sản xuất SAF. Thế mạnh tỉnh này là chiếm gần
50% diện tích và sản lượng hạt điều cả nước, đạt 170.000 tấn mỗi năm.
Trong
đó, theo bà, phụ phẩm vỏ hạt điều đang được một số nước như Nhật, Mỹ quan tâm
dùng làm đầu vào cho các ngành vật liệu nhựa, thiết bị bay, năng lượng sinh khối.
"Tuy nhiên, địa phương chưa có công nghệ chế biến sâu. Nếu có đầu tư
nghiên cứu thì triển vọng có thể phát triển sản xuất dầu vỏ hạt điều, hỗ trợ sản
xuất nhiên liệu giảm phát thải hàng không", bà Minh cho biết.
Theo
Boeing, SAF được xem là giải pháp tiềm năng để giảm lượng khí thải carbon ngành
hàng không vì nó có thể được sử dụng trong các động cơ máy bay hiện tại mà
không cần thay đổi thiết kế. SAF có thể dùng pha trộn với nhiên liệu hàng không
truyền thống (xăng Jet A hoặc Jet A-1) hoặc sử dụng hoàn toàn.
Hiện
SAF được chấp nhận sử dụng theo tỷ lệ pha trộn 50/50 với xăng truyền thống.
Trong khi, SAF không pha trộn mang lại tiềm năng lớn nhất trong việc cắt giảm
khí thải hàng không trong vòng 30 năm tới, lên đến 84% trong suốt vòng đời
nhiên liệu. Tuy nhiên, giải pháp dùng hoàn toàn còn vài hạn chế kỹ thuật.
Đến
năm 2023, SAF chỉ mới chiếm 0,2% lượng nhiên liệu hàng không được sử dụng trong
các hoạt động thương mại toàn cầu. Năm nay, Boeing có kế hoạch mua 9,4 triệu
gallon (35,6 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn tỷ lệ 30/70 để hỗ trợ cho các
hoạt động thương mại chỉ riêng tại Mỹ. Đây là lần mua SAF hàng năm lớn nhất của
công ty, cao hơn 60% so với lần mua vào năm 2023.
Tại
Việt Nam, Vietnam Airlines đã có chủ trương sử dụng SAF và từng sử dụng 10% SAF
được sản xuất tại Singapore cho một chuyến bay từ Singapore về Việt Nam. Điểm hạn
chế là giá nhiên liệu SAF cao gấp 2-4 lần giá xăng máy bay truyền thống. Tuy
nhiên, ông Nguyễn Vũ Michael cho rằng mức giá này sẽ giảm xuống trong tương lai
khi nguồn cung dồi dào hơn và có nhiều chính sách ưu đãi./.
(Vnespress.net)
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.
Tình trạng này có thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi bước vào cao điểm du lịch mùa Thu và mùa Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Từ động lực của chuyển đổi số tới cam kết với cộng đồng quốc tế về chuyển đổi xanh…
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.