Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Đỗ Hồng Cẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số vào dây chuyền phục vụ trong ngàng hàng không dân dụng. One ID là công nghệ số tạo ra chuyến đi không tiếp xúc, tối ưu hóa các quy trình làm thủ tục tại sân bay cho hành khách. Ngành hàng không Việt Nam sẽ tăng cường chuyển đổi số và quá trình này cần sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức về nhân lực, kinh nghiệm và các thông tin liên quan. Sự có mặt của IATA là minh chứng cho sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực và hiệu quả của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho sự phát triển an toàn và bền vững của ngành hàng không Việt Nam trong những năm qua.
Phó Cục trưởng cũng cho biết, IATA dự báo năm 2041 quy mô tăng trưởng ngành hàng không sẽ tăng gấp đôi, do đó khả năng khai thác phục vụ khách tại các sân bay ngày càng trở nên áp lực, khó khăn. Công nghệ One ID sử dụng nền tảng số thông minh dùng chung cho nhiều người, giúp các tổ chức, doanh nghiệp hàng không tinh gọn nguồn nhân lực, góp phần giảm giá thành vé bay rẻ và cạnh tranh, lợi nhuận doanh nghiệp hàng không tăng và quản lý Nhà nước tốt hơn.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức trong việc triển khai One ID đó là việc đầu tư vào hệ thống phần mềm, phần cứng, chuyển đổi nâng cao nhận thức nhân lực, cân đối tính toán lợi nhuận chi phí hiệu quả kinh tế; an ninh mạng hàng không, an toàn thông tin, sử dụng nền tảng số với dữ liệu dùng chung phải đồng bộ hóa trang thiết bị...
Giám đốc phụ trách Sân bay và quan hệ Đối ngoại của IATA tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng đánh giá hạ tầng sân bay nhiều nước hiện đang quá tải, kéo theo hành khách sẽ mất nhiều thời gian lên máy bay. Do vậy, việc ứng dụng One ID nhằm đơn giản mọi quy trình thủ tục đi máy bay là cần thiết.
Tại Hội thảo, đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), ông Huỳnh Bảo Quốc cũng đưa ra kế hoạch triển khai hệ thống ACV ID cho các chuyến bay quốc nội, quốc tế tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam trong thời gian tới, giúp hành khách cập nhật thông tin chuyến bay, quản lý được vé, thông tin về sân bay, kênh liên lạc giữa các nhân viên trong sân bay, các hãng hàng không và đối tác.
Cũng theo ông Quốc, vừa qua, ACV đã thử nghiệm giải pháp xác thực sinh trắc học toàn trình cho hành khách (ACV ID) tại Cảng hàng không Phú Bài, Cảng hàng không Điện Biên, cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong quá trình xác thực thông tin bằng công nghệ nhận dạng sinh trắc học, hình ảnh và khả năng thẩm định thông tin chuẩn xác.
Việc ứng dụng công nghệ trong việc làm thủ tục đi máy bay tại các cảng hàng không được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới sẽ giúp giảm thời gian thông quan, tăng năng lực vận chuyển tại các cảng hàng không, cải thiện tính chính xác, tăng hiệu quả quy trình đảm bảo tiện nghi, trải nghiệm đối với khách hàng./.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.