Cùng tham dự có Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam (Điều phối viên quốc gia của Chương trình USOAP); đại diện lãnh đạo các Phòng chuyên môn của Cục hàng không Việt Nam; các Tổng công ty: Quản lý bay Việt Nam, Cảng Hàng không Việt Nam; các Hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines.
Đoàn Thanh sát an toàn hàng không của ICAO gồm 07 thành viên, do ông Ousman Kemo Manjang làm Trưởng đoàn, đến từ các quốc gia: Gam-bi-a, Gha-na, Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ, Italia, Ga-bông và Ả rập Xê út.
Phát biểu tại phiên khai mạc,Cục trưởng Đinh Việt Thắng nêu bật ý nghĩa quan trọng của Chương trình USOAP-CMA Audit trong việc giúp các Quốc gia nâng cao năng lực giám sát của hệ thống an toàn quốc gia, đảm bảo cho hoạt về hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả và thông suốt nhằm thực hiện được mục tiêu hàng đầu của ICAO là đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không quốc tế trên toàn thế giới.
Ngày 12/10/2011, Cục Hàng không Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) về Chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) theo phương thức Giám sát liên tục (CMA).
Trên cơ sở MOU ký năm 2011, ICAO đã tiến hành các đợt đánh giá an toàn hàng không tại Việt Nam theo Chương trình Đánh giá kiểm chứng (ICAO Coordinated Validation Mission-ICVM) vào các năm 2011 và 2016.
Theo kế hoạch ICVM tiếp tục được thực hiện vảo năm 2020, tuy nhiên đã bị hủy do bùng phát đại dịch Covid-19. Chương trình Đánh giá kiểm chứng tích hợp (Intergrated Validation Activities- IVAs) dự kiến được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2020 cũng bị hoãn lại do dịch bệnh.
Qua các đợt ICVM, Cục HKVN đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch khắc phục các khuyến cáo mà Đoàn thanh sát chỉ ra đã giúp cho hệ thống giám sát an toàn hàng không của Cục HKVN được cải thiện rõ rệt trên các lĩnh vực, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hàng không tại Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt Luật Hàng không Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để đáp ứng được yêu cầu của ICAO, như về thành lập cơ quan điều tra tai nạn độc lập; thẩm quyền qui định các trường hợp được miễn trừ v.v.
Cục HKVN sẽ hợp tác, làm việc với nỗ lực cao nhất cùng các thành viên Đoàn thanh tra trong thời gian làm việc, đồng thời mong nhận được các ý kiến, các hướng dẫn của Đoàn thanh tra để hai bên hiểu rõ các nội dung, yêu cầu, tạo thuận lợi cho việc trao đổi và cung cấp các tài liệu, chứng cứ phù hợp theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Đợt thanh sát lần này sẽ thực hiện toàn diện trên 08 lĩnh vực trọng yếu: hệ thống pháp luật (LEG); cơ cấu tổ chức (ORG); cấp phép nhân viên (PEL); khai thác tàu bay (OPS); đủ điều kiện bay của tàu bay (AIR); điều tra tai nạn (AIG); quản lý hoạt động bay (ANS) và quản lý cảng hàng không sân bay (AGA) với một hệ thống các câu hỏi (PQ) mới, trong đó tập trung vào các câu hỏi có tính chất ưu tiên (PPQ). Đây là một thách thức không nhỏ đối với các Quốc gia.
Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các Quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhận diện được các yêu cầu, đòi hỏi của ICAO để hoàn thiện tốt hơn hệ thống giám sát an toàn hàng không của mình trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, Đợt thanh sát an toàn hàng không tại Việt Nam sẽ được tiến hành từ ngày 15/5 đến ngày 27/5/2024./.
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.
Làm việc với các đơn vị về công tác chuẩn bị phục vụ cao điểm Tết 2025 tại khu vực Tân Sơn Nhất, TP.Hồ Chí Minh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng lưu ý phương án dùng xe buýt làm phương tiện trung chuyển chính để tránh ùn tắc.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.