Theo đó, việc lập quy hoạch phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về hàng không
dân dụng, tiêu chuẩn sân bay quân sự, các khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân
dụng quốc tế và đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, bố trí không gian hợp lý, bảo
đảm sự phát triển của sân bay Biên Hòa phù hợp với nhu cầu vận tải hàng không
hiện tại và tương lai.
Quy
hoạch này được định hướng theo kế hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng hàng
không, sân bay trên toàn quốc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời
đề xuất lộ trình đầu tư phù hợp; tận dụng, phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ
tầng hiện hữu của sân bay Biên Hòa để khai thác lưỡng dụng, đáp ứng nhu cầu vận
tải và kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn khai thác.
Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan lập quy hoạch với các nhiệm vụ: khảo sát, điều tra, thu thập số liệu cần thiết phục vụ công tác quy hoạch; dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không; quy hoạch vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay; đánh giá khả năng và các phương án quy hoạch Cảng, bao gồm khu bay, mặt đất cũng như các nội dung liên quan; nghiên cứu, quy hoạch bố trí các công trình để phù hợp với nhu cầu khai thác trong tương lai; xác định tính chất, quy mô, vai trò của Cảng cùng các chỉ tiêu cơ bản về đất đai cho thời kỳ quy hoạch, đồng thời xác định các yêu cầu về bảo vệ môi và xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch.
Thời gian lập quy hoạch là 120 ngày, không bao gồm thời gian thẩm định và phê duyệt quy hoạch Cảng theo quy định. Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam tiếp thu ý kiến và hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch theo kết quả thẩm định của Vụ Kế hoạch -Đầu tư.
Trước
đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao các đơn vị chức năng liên quan xác định diện
tích được bàn giao để nghiên cứu nâng cấp sân bay Biên Hòa thành sân bay lưỡng
dụng, công suất dự kiến 5 triệu hành khách mỗi năm.
Diện tích đất sân bay Biên Hòa khoảng 967ha, có khả năng bố trí khoảng 50ha để quy hoạch khu hàng không dân dụng. Sân bay này có vị trí tại phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng gần 30km và cách sân bay Long Thành khoảng hơn 32km. Đây đang là sân bay quân sự cấp 1 với 2 đường cất hạ cánh.
Sân
bay quân sự Biên Hòa được xây dựng từ năm 1955. Từ khi xây dựng đến nay, sân
bay Biên Hòa phục vụ cho mục đích quân sự, huấn luyện bay bảo vệ vùng trời và
được giao cho Trung đoàn Không quân 935, Sư đoàn 370, Bộ Quốc phòng quản lý sử
dụng./.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.