Thông tư quy định nguồn kinh phí thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kinh phí từ dự toán ngân sách chi thường xuyên được sử dụng để chi trả các khoản như bảo lưu mức lương chức vụ cũ, tiền lương cho cán bộ được cử đi công tác tăng cường ở cơ sở, nâng bậc lương và tiền thưởng cho các đối tượng liên quan.
Còn ngân sách nhà nước cấp bổ sung được phân bổ cho các chính sách còn lại, bao gồm chế độ hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp thôi việc, và các khoản trợ cấp khác theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết về quy trình lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí.
Cụ thể, về lập dự toán, đối với các bộ, cơ quan ở trung ương thì căn cứ các quy định tại Điều 18 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Thông tư này; tình hình thực hiện chính sách, chế độ (bao gồm số đối tượng và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả), dự kiến kế hoạch thực hiện năm sau liền kề, các bộ, cơ quan ở trung ương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan ở trung ương.
Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, trên cơ sở danh sách đối tượng hưởng chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang tính toán khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất, gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan bảo hiểm xã hội.
Căn cứ hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hằng năm tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng năm vào quỹ hưu trí, tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 5 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu, gửi cơ quan tài chính làm cơ sở bố trí dự toán hằng năm của cơ quan bảo hiểm xã hội…
Riêng đối với năm 2025, các cơ quan, đơn vị căn cứ số đối tượng hưởng chế độ, chính sách do ngân sách nhà nước chi trả, định mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn về nguồn kinh phí quy định tại Thông tư này lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí còn thiếu theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí; các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng nguồn dự toán được giao để kịp thời chi trả chế độ, chính sách cho đối tượng.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí đối với các bộ, cơ quan ở trung ương, kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tại khoản 2 Điều 2 và điểm b khoản 4 Điều 3 của Thông tư này được phân bổ vào nguồn kinh phí không giao tự chủ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Trên cơ sở danh sách đối tượng hưởng chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện chi trả các chế độ, chính sách theo quy định.
Việc quyết toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
Thông tư 07/2025/TT-BTC có hiệu lực ngay từ ngày ký (24/01/2025) do được ban hành theo trình tự rút gọn./.
Sáng 4/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ GTVT).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải về hoạt động vận chuyển hàng không dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đây là một dấu mốc quan trọng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn khai thác cao nhất, đồng thời nâng cao chất lượng vận hành và dịch vụ hàng không.