Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Thứ Sáu, 14/02/2025 - 08:08 GMT+7

Bộ trưởng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của Bộ Giao thông vận tải.

Theo  đó, một số chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ GTVT.


Lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công  

Thực hiện đồng bộ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật; tiếp tục rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các loại tài sản này.


Hoàn thành việc rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước.


Hoàn thành công tác Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt


Lĩnh vực quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước

Kiên quyết triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỷ lệ chi đầu tư phát triển.


Ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các cơ quan, đơn vị phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự 4 toán năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, chi cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết quốc tế, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Trung ương) để dành nguồn giảm bội chi ngân sách nhà nước hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội hoặc bổ sung tăng chi đầu tư công.

Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.


Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Phân bổ vốn đầu tư công năm 2025 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm.


Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác; sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã hoàn thành nhiều năm, không để lãng phí.


Có giải pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm của các dự án PPP theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.


Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công, trong đó tập trung vào các khâu lập dự toán, phân bổ vốn, giao vốn, giải ngân vốn; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải pháp giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan, chức năng.


Đánh giá kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các mục tiêu, định hướng phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.

(Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác; sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã hoàn thành nhiều năm, không để lãng phí).

Lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất theo đúng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua và tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan.


Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản; kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế; nâng cao chất lượng quy hoạch để bảo đảm khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tác động tiêu cực đến môi trường.


Tăng cường rà soát các dự án, kiến nghị liên quan đến đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án có khó khăn, vướng mắc và các dự án sử dụng đất chậm tiến độ để có phương án, giải pháp tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư để sớm đưa đất vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, không tiếp tục gây thất thoát, lãng phí.

Làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với trường tài nguyên, đặc biệt là các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật gây lãng phí.

Hoàn thành các chỉ tiêu về tiết kiệm điện hiệu quả giai đoạn 2023 - 2025 theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.


Lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp

Tổng hợp tình hình triển khai thực hiện trên toàn quốc để phục vụ công tác báo cáo tổng kết Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định


Hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước bảo đảm tiến độ, hiệu quả; xử lý dứt điểm những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.


Tổng hợp tình hình triển khai thực hiện trên toàn quốc để phục vụ công tác báo cáo tổng kết của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025,


Lĩnh vực tổ chức, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động

Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.


Trọng tâm là sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (giảm tối thiểu 15% - 20% đầu mối tổ chức bên trong, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các bộ, 30% - 35% đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan thực hiện cơ cấu sắp xếp và hợp nhất); đồng thời rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.


Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026.


Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ./.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Vui lòng điền Họ và tên Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Liên kết website