Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, từ đêm 15/9 đến sáng 16/9, bão Bebinca sẽ đổ bộ dọc theo bờ biển từ Thái Châu (Taizhou) ở Chiết Giang (Zhejiang) đến Kỳ Đông (Qidong) ở Giang Tô (Jiangsu), gây mưa lớn và gió giật.
Bão Bebinca có thể là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công vào trung tâm tài chính của Trung Quốc kể từ năm 1949.
Để ứng phó, tất cả các chuyến bay tại 2 sân bay chính của Thượng Hải, gồm sân bay Phổ Đông và sân bay Hồng Kiều, sẽ bị hủy từ 20h ngày 15/9 (giờ địa phương). Khu nghỉ dưỡng Thượng Hải Disney Resort cũng đã tạm thời đóng cửa.
Dự báo, bão Bebinca sẽ đổ bộ vào đất liền trong dịp lễ Trung thu. Nhà điều hành đường sắt Trung Quốc dự đoán sẽ có 74 triệu lượt hành khách trong kỳ nghỉ này.
Cùng ngày 15/9, cơ quan thời tiết đã ban hành cảnh báo bão màu cam - cấp độ cao thứ hai trong hệ thống 4 cấp độ - đối với một số quận ở Thượng Hải và các khu vực của các tỉnh lân cận. Cơ quan này khuyến cáo người dân không tụ tập đông người và gia cố nhà cửa, đồng thời kêu gọi các tàu, thuyền về cảng để tránh trú.
Trước
đó, ngày 14/9, các quan chức của Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp đã tiến hành cuộc
họp bàn về công tác phòng chống lũ lụt và bão ở các khu vực trọng điểm…/.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.