Sân bay Quốc tế Dubai của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm hàng không sầm uất nhất thế giới khi ghi nhận mức kỷ lục 44,9 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2024.
Con số này tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt mức 41,6 triệu lượt khách năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng sau đại dịch, cùng với các nỗ lực không ngừng của Dubai trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng cơ sở hạ tầng, đã góp phần vào thành công này.
Các thị trường trọng điểm như Ấn Độ và sự phục hồi của thị trường Trung Quốc cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.
Giám đốc Điều hành Paul Griffiths nhấn mạnh thành tích ấn tượng này cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Sân bay Quốc tế Dubai như là một trung tâm hàng không toàn cầu.
Ông bày tỏ lạc quan đối với những tháng còn lại của năm, nhấn mạnh sân bay này đang trên đà phá kỷ lục với dự báo 91,8 triệu lượt khách trong năm 2024. Sân bay đã đón 89,1 triệu lượt khách vào năm 2018.
Giao thông hàng không tăng mạnh khiến Dubai phải mở rộng Sân bay Quốc tế Al Maktoum. Hồi tháng Tư, Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum thông báo nước này đã khởi công xây dựng một nhà ga mới tại Sân bay Quốc tế Al Maktoum với chi phí đầu tư gần 35 tỷ USD.
Sau khi nhà ga này được hoàn tất xây dựng, sân bay quốc tế Al Maktoum sẽ có khả năng phục vụ 260 triệu lượt hành khách mỗi năm, trở thành sân bay có công suất lớn nhất thế giới và rộng gấp 5 lần quy mô của sân bay quốc tế Dubai hiện tại, nơi hiện là một trong những trung tâm hàng không bận rộn nhất thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.