Sân bay quốc tế Narita của Nhật Bản đã quyết định chọn giải pháp nhập khẩu nhiên liệu máy bay để giải quyết tình trạng thiếu hụt đã ảnh hưởng đến các hãng hàng không nước ngoài đang tìm cách tăng chuyến bay trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.
Sân bay Narita đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu máy bay mà một công ty thương mại Nhật Bản đã nhập khẩu để phục vụ các khách hàng hàng không của mình.
Một nguồn thạo tin cho biết đây sẽ là lần đầu tiên sân bay Narita sử dụng phương tiện vận chuyển và tiếp nhiên liệu riêng để nhập khẩu nhiên liệu nhằm duy trì nguồn cung. Tuy nhiên, người này từ chối cung cấp thông tin chi tiết như số lượng nhiên liệu sẽ được nhập khẩu.
Động thái này diễn ra khi Nhật Bản chứng kiến số lượng du khách nước ngoài tăng mạnh, một phần nhờ đồng yen giao dịch ở mức thấp nhất trong 38 năm.
Các sân bay trong nước và quốc tế đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu trong vài tháng qua, trong bối cảnh thiếu nhân công và tàu chở nhiên liệu. Bộ giao thông vận tải Nhật Bản tháng trước đã thành lập một nhóm đặc trách để giải quyết vấn đề này.
Theo sáng kiến mới nhất, nhiên liệu máy bay sẽ được tiếp nhận tại nhà ga nhiên liệu mà sân bay Narita sở hữu ở thành phố Chiba gần đó và bơm đến sân bay qua đường ống. Công ty sẽ tính phí cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng của mình.
Ông Masaharu Hirokane, nhà phân tích tại Nomura Securities, cho rằng việc tăng cường sản xuất nhiên liệu máy bay tại các nhà máy lọc dầu trong nước có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung các sản phẩm khác từ dầu mỏ như xăng. Ông nhận định tình trạng thiếu hụt có thể sẽ tiếp tục và nhập khẩu là một giải pháp thực tế./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Từ ngày 19-20 tháng 2 năm 2025, tại Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) phối hợp với Hiệp hội dẫn đường vô tuyến Nhật Bản (JRANSA) tổ chức Hội thảo Đào tạo GNSS ASEAN GIPTA 2.0