Dự báo nhu cầu đi lại dịp Hè đạt kỷ lục được cho là sẽ mang lại lợi nhuận “khủng” cho các hãng hàng không, song những báo cáo lợi nhuận quý 2 dường như không mấy khả quan.
Mặc dù lưu lượng đi lại bằng đường hàng không nhiều hơn, song các hãng hàng không nhận thấy nguồn cung chỗ ngồi lại đang dư thừa, khiến họ phải hạ giá vé để lấp đầy máy bay, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Giám đốc điều hành các hãng hàng không cho rằng công suất dư thừa là do quan điểm quá lạc quan về nhu cầu đi lại, vốn theo các dự báo là rất mạnh.
Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) cho hay trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành hàng không đã phục vụ trung bình khoảng 2,46 triệu lượt hành khách mỗi ngày, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài áp lực giảm giá, các hợp đồng lao động mới và chi phí thuê máy bay và bảo trì cao hơn đã đẩy chi phí hoạt động của ngành lên cao. Các nhà phân tích cho rằng việc đảo ngược tình thế sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.
Các hãng hàng không Mỹ hiện đang điều chỉnh năng lực cung ứng. Tăng trưởng ghế nội địa hàng năm dự kiến sẽ giảm xuống còn 3% trong quý tính đến tháng 9/2024 so với mức 6% của quý trước. Một số hãng vận tải hy vọng điều này sẽ thúc đẩy việc tăng giá vé máy bay, nhưng có thể không đủ để làm lợi nhuận tăng.
Các hãng hàng không châu Âu, trong đó có hãng hàng không giá rẻ của Anh easyJet sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày 24/7, và Air France-KLM sẽ thông báo kết quả quý 2 vào ngày 25/7. Một số nhà phân tích lo ngại rằng Air France-KLM có thể chưa vực dậy được sau quý 1 yếu kém.
Hãng hàng không quốc gia Deutsche Lufthansa đã cắt giảm hướng dẫn thu nhập năm 2024 lần thứ hai và trong tuần trước đã đưa ra cảnh báo lợi nhuận cho quý 2 do lợi suất yếu hơn.
Ngày 22/7, hãng hàng không Ryanair đã công bố kết quả kinh doanh quý 2, trong đó lợi nhuận của Ryanair giảm gần 50% trong quý này sau khi giá vé giảm 15% do khách hàng ngần ngại trước giá vé cao hơn. Cổ phiếu của các hãng hàng không châu Âu đã giảm trên diện rộng trong ngày 22/7, trong đó cổ phiếu của Ryanair bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 14%.
Hồi tháng 5/2024, hãng hàng không American Airlines đã từng cắt giảm dự báo lợi nhuận quý 2 do thị trường trong nước suy yếu. Trong khi hãng hàng không Southwest bị ảnh hưởng nặng nề do việc bàn giao máy bay chậm trễ của Boeing, và đang phải chịu áp lực từ nhà đầu tư yêu cầu cải tổ ban giám đốc và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của hãng. Hãng hàng không giá rẻ này cũng đã phải cắt giảm triển vọng doanh thu quý 2.
Cả American Airlines và Southwest đều sẽ báo cáo thu nhập vào ngày 25/7. Tuy nhiên các báo cáo này được cho là sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ảm đạm của ngành hàng không, cùng với triển vọng không mấy lạc quan từ United, Delta, Alaska Airlines và Ryanair.
United hiện dự kiến lợi nhuận cả năm sẽ giảm xuống mức thấp nhất, khoảng 9 -11 USD/cổ phiếu. Hãng này đang trông chờ các đối thủ cạnh tranh giảm thêm các chuyến bay không sinh lời để giúp nâng cao lợi nhuận./.
(TTXVN/Vietnam+)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.