Ngày
13/11, nhiều hãng hàng không quốc tế đã thông báo hủy các chuyến bay đến và đi
từ Bali sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào, tạo ra cột tro bụi cao tới
10 km và buộc hàng nghìn người phải sơ tán.
Tổng
Giám đốc sân bay Ngurah Rai của Bali, ông Ahmad Syaugi Shahab, cho biết từ ngày
4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế
liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố
của Australia.
Các
hãng hàng không đang trao cho những hành khách bị ảnh hưởng 3 cơ hội lựa chọn:
nhận hoàn tiền, đổi lịch bay hoặc đổi tuyến bay.
Thông báo của Jetstar và Qantas nói rõ các chuyến bay đến Bali phải tạm dừng vì lý do an toàn, do ảnh hưởng của tro bụi núi lửa. Trang web chuyên theo dõi các chuyến bay Flightradar24 cũng cho thấy các chuyến bay của AirAsia và Virgin đến Bali đã bị hủy. Jetstar dự kiến, đến ngày 14/11, tất cả các chuyến bay cả đến và đi từ Bali đều sẽ bị dừng.
Núi
lửa Lewotobi Laki-laki phun trào lần đầu hôm 4/11 tại tỉnh Đông Nusa Tenggara,
cách Bali khoảng 800 km, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và gần 16.000 người
phải sơ tán. Sau đó, núi lửa này liên tục phun trào nhiều lần, tạo ra vùng nguy
hiểm có bán kính lên tới 9km.
Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, khu vực có nhiều hoạt động địa chấn mạnh với gần 130 ngọn núi lửa đã và đang hoạt động./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Một số sân bay tại tỉnh Đông Nusa Tenggara phải tạm thời ngừng hoạt động và hàng chục chuyến bay bị hủy do các vụ phun trào của núi lửa Lewotobi Laki-Laki.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.