Ngày 30/9, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) bày tỏ lo ngại rằng hơn 40 hãng hàng không nước ngoài có thể đang khai thác những chiếc máy bay Boeing 737 được lắp đặt bộ phận bánh lái lỗi.
Tuần trước, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đã ban hành các khuyến nghị an toàn khẩn cấp về khả năng hệ thống điều khiển bánh lái trên một số máy bay 737 có thể bị kẹt.
Khuyến nghị được đưa ra sau sự cố hồi tháng Hai, khi một máy bay 737 MAX 8 của hãng hàng không United Airlines có bánh lái bị mắc kẹt trong quá trình nhả bánh để hạ cánh tại Newark. Rất may sự cố này không gây thương tích cho 161 người trên máy bay, bao gồm hành khách và phi hành đoàn.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đang điều tra một sự cố này. Trong cảnh báo đưa ra ngày 30/9, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ cho biết vào năm 2019, hai hãng khai thác nước ngoài đã gặp phải các sự cố tương tự liên quan đến bộ truyền động nhả bánh lái.
Trong một lá thư gửi cho Giám đốc Cục Hàng không liên bang Mỹ Mike Whitaker, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ Jennifer Homendy bày tỏ lo ngại về khả năng các hãng hàng không khác chưa nắm rõ thông tin về các bộ truyền động này trên các máy bay 737 mà họ vận hành.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, đến nay, không phát hiện chiếc 737 nào mà các hãng hàng không Mỹ đang vận hành có bộ truyền động lỗi như trên.
Tuy nhiên, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ lo ngại 271 bộ phận lỗi có thể được lắp đặt trên các máy bay do ít nhất 40 hãng hàng không nước ngoài khai thác, 16 bộ phận có thể đã được lắp đặt trên các máy bay đăng ký chủ sở hữu tại Mỹ và 75 bộ phận có thể đã được sử dụng trong quá trình lắp đặt theo các hợp đồng vừa hoàn tất mua bán.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ và FAA không xác định được hãng hàng không nào có thể đang sử dụng máy bay có lắp đặt các bộ phận này.
Hội đồng đánh giá các biện pháp khắc phục của FAA đã tiến hành thảo luận và cho biết sẽ sớm triệu tập một cuộc họp với các cơ quan hàng không dân dụng bị ảnh hưởng để đảm bảo các hãng có thông tin cần thiết, cùng với các khuyến nghị về những hành động cần thực hiện.
Tuần trước, United Airlines cho biết các bộ phận điều khiển bánh lái có thể bị lỗi chỉ được lắp đặt trên 9 máy bay 737 ban đầu được chế tạo cho các hãng hàng không khác và tất cả các bộ phận này đã được tháo bỏ vào đầu năm nay.
Trong thông báo mới đưa ra, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đã chỉ trích Boeing vì không thông báo cho United Airlines về việc các máy bay 737 mà hãng nhận được có bộ truyền động "được kết nối cơ học với hệ thống điều khiển bánh lái" và bày tỏ lo ngại rằng các hãng hàng không khác không biết về vấn đề này.
Vấn đề này tiếp tục kéo dài chuỗi các sự cố với máy bay Boeing khi những hoài nghi về mức độ an toàn của các sản phẩm mà hãng chế tạo ngày càng tăng, trong đó phải kể đến vụ chiếc 737 MAX 9 mới do hãng Alaska Airlines vận hành bị thiếu tới 4 bu lông chính và gặp sự cố bung cánh cửa trên không nghiêm trọng hồi tháng 1/2024. Boeing từ chối bình luận về thông tin mới từ Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố hồi tuần trước, Boeing cho biết đã thông báo đến các nhà khai thác dòng máy bay 737 bị ảnh hưởng về vấn đề có thể xảy ra với bộ truyền động nhả bánh lái hồi tháng Tám.
Sau thông báo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, cổ phiếu Boeing đã giảm 2,7% trong ngày 30/9./.
(TTXVN/Vietnam+)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.