Sau
2 ngày tham dự Hội nghị cấp bộ trưởng về Hàng không dân dụng châu Á- Thái Bình
Dương lần thứ 2 tại trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi của Ấn
Độ, chiều 12/9, gần 300 đại biểu từ 29 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã nhất
trí thông qua Tuyên bố Delhi.
Tại New
Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra thông báo trên vào cuối hội nghị,
do Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ phối hợp với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
(ICAO) đồng tổ chức đúng dịp ICAO kỷ niệm 80 năm thành lập.
Mục
đích của hội nghị là thảo luận các phương thức nhằm giải quyết những thách thức
và cơ hội hiện tại trong khu vực.
Việc
thông qua Tuyên bố Delhi là một cột mốc quan trọng nhằm tăng cường hợp tác khu
vực, giải quyết các thách thức mới nổi và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong
ngành hàng không dân dụng.
Phát
biểu tại hội nghị, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh những tiến bộ của Ấn Độ trong
công nghệ hàng không và cơ sở hạ tầng, đồng thời nhấn mạnh tính toàn diện và
giá cả phải chăng nhờ chương trình kết nối khu vực.
Ông cũng lưu ý tỷ lệ nữ phi công trong nước là 15%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%. Bên cạnh đó, ông đề xuất thành lập “Mạch Phật giáo quốc tế” để kết nối các thánh địa quan trọng trên khắp châu Á, mang lại lợi ích cho ngành hàng không và nền kinh tế của các nước liên quan. Ấn Độ là trụ cột vững chắc của hệ sinh thái hàng không và là một trong những thị trường hàng không dân dụng hàng đầu.
Thủ
tướng Modi khẳng định Ấn Độ sẽ trở thành một trong những quốc gia có kết nối
hàng không tốt nhất và các nỗ lực cũng đang được thực hiện để biến nước này trở
thành trung tâm hàng không toàn cầu.
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Hội đồng ICAO, Salvatore Sciacchitano, đã nhắc lại tầm quan trọng của an toàn và an ninh trong hàng không dân dụng. Theo ông, hội nghị lần này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mới trong ngành hàng không toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực CA-TBD, nơi chiếm 32% lưu lượng toàn cầu và có tiềm năng tăng trưởng to lớn.
Nhận
thức được tác động của biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề cấp bách khác, Chủ tịch
Salvatore Sciacchitano chia sẻ rằng ICAO đã đặt mục tiêu đạt được lượng khí thải
carbon bằng 0 vào năm 2050.
Theo
ông, các quốc gia như Ấn Độ đang dẫn đầu với các sáng kiến về Nhiên liệu Hàng
không Bền vững (SAF) và Tuyên bố Delhi phải là biểu tượng cho cam kết của chúng
ta về an toàn, tính bền vững và đổi mới trong lĩnh vực hàng không./.
(TTXVN/Vietnam+)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.