Ngày 10/9, Giám đốc Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), ông Mike Whitaker, tuyên bố cơ quan này sẽ phải đảm bảo Boeing tuân thủ đầy đủ quy trình an toàn trước khi dỡ bỏ giới hạn của hãng liên quan đến việc sản xuất dòng máy bay 737 MAX.
Phát biểu tại một hội nghị, ông Whitaker cho biết ông đã nêu vấn đề trên với Giám đốc điều hành (CEO) Boeing Kelly Ortberg, đồng thời yêu cầu hãng đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch cải thiện chất lượng đã đưa ra ngày 30/5 vừa qua.
Theo Giám đốc FAA, bắt đầu từ tháng này, ông có kế hoạch họp hàng quý với CEO Boeing tại Seattle, Mỹ và cuộc họp này sẽ sớm được tổ chức.
Ông cho biết thêm Bộ Tư pháp Mỹ cũng rất quan quan tâm đến Boeing và đang triển khai việc giám sát nhà sản xuất máy bay này.
Trước đó, cuối tháng Hai vừa qua, FAA giới hạn Boeing chỉ được sản xuất 38 máy bay Boeing 737 MAX mỗi tháng và tăng cường giám sát hãng này.
Ngoài ra, FAA cũng đưa ra thời hạn 90 ngày để Boeing xây dựng kế hoạch toàn diện nhằm khắc phục vấn đề kiểm soát chất lượng sau khi chiếc Boeing 737 MAX của hãng hàng không Alaska Airlines (Mỹ) phải hạ cánh khẩn cấp do bị bung thân cửa vào ngày 5/1.
Tháng Bảy vừa qua, Boeing đã đồng ý nhận tội "âm mưu lừa gạt nước Mỹ" trong quá trình chứng nhận dòng dòng máy bay MAX.
Theo thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ, Boeing phải nộp 243,6 triệu USD tiền phạt, đồng thời phải đầu tư tối thiểu 455 triệu USD trong 3 năm tới để tăng cường các chương trình an toàn theo quy định của FAA.
Ngày 8/8, ông Kelly Ortberg chính thức đảm nhận chức CEO của Boeing, thay thế ông Dave Calhoun. Việc bổ nhiệm diễn ra giữa lúc Boeing đang bị bủa vây trong cuộc khủng hoảng về vấn đề an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh.
Trong quý 2/2024, Boeing báo cáo khoản lỗ lên đến 1,4 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 149 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Doanh thu của công ty cũng giảm 14,6%. Kết quả kinh doanh kém khả quan này một phần do các vấn đề liên quan đến dòng máy bay 737 MAX./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.