Ủy ban châu Âu (EU) ngày 3/7 đã phê duyệt có điều kiện cho thỏa thuận mua cổ phần của hãng hàng không Đức Lufthansa tại hãng hàng không ITA Airways của Italy. Thỏa thuận này được Italy gọi là "thành công lớn của châu Âu."
Năm
2023, Lufthansa, một trong những hãng hàng không lớn nhất châu Âu, đã đồng ý trả
325 triệu euro (350 triệu USD) để mua 41% cổ phần của ITA, trong đó Bộ Tài
chính Italy cũng đóng góp 250 triệu euro như một phần của việc tăng vốn.
Thỏa
thuận này sẽ củng cố sự hiện diện của hãng hàng không Đức tại Italy và mang lại
nhiều lựa chọn hơn cho các chuyến du lịch đến châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Tuy
nhiên, thương vụ này đã phải trải qua một quá trình khó khăn để được các cơ
quan quản lý chấp thuận sau khi Ủy ban châu Âu (EC) mở một cuộc điều tra sâu rộng
hồi tháng 1/2024 vì lo ngại nó có thể gây ra tổn hại cho sự cạnh tranh.
EC hiện đã “bật đèn xanh” sau khi Lufthansa và Chính phủ Italy đưa ra một gói cam kết để xoa dịu những lo ngại đó. Trong một thông báo, Giám đốc điều hành Lufthansa Carsten Spohr cho biết khoản đầu tư vào ITA Airways sẽ củng cố vị thế của Lufthansa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, tổ chức đại diện người tiêu dùng châu Âu BEUC bày tỏ lo ngại về thông tin hạn chế về các cam kết do các bên liên quan đưa ra.
Ông
Agustin Reyna, Giám đốc BEUC, đại diện cho người tiêu dùng ở 31 quốc gia, cho
biết việc thiếu sự rõ ràng hiện nay khiến BEUC lo ngại rằng người tiêu dùng có
thể phải "trả giá" cho vụ sáp nhập này bằng việc giá vé cao hơn, ít lựa
chọn đường bay hơn và dịch vụ kém chất lượng hơn.
Thỏa
thuận này cung cấp cho Lufthansa nhiều lựa chọn để tăng cổ phần tại ITA Airways
hoặc mua lại hoàn toàn hãng này trong tương lai.
EC cho biết các biện pháp nhượng bộ được đề xuất để giúp đạt được thỏa thuận bao gồm việc tạo điều kiện cho một hoặc hai hãng hàng không đối thủ có thể mở các chuyến bay thẳng giữa Rome và Milan với Trung Âu. EC cho hay những cam kết này giải quyết hoàn toàn các mối lo ngại về cạnh tranh mà Ủy ban đề cập đến./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.