Ngày 20/5, Tập đoàn Saudia thông báo sẽ mua 105 máy bay Airbus, khẳng định đây là thương vụ máy bay lớn nhất trong lịch sử Saudi Arabia.
Thông báo nêu rõ Saudia Airlines sẽ mua 54 máy bay A321neo, trong khi chi nhánh hàng không giá rẻ Flyadeal thuộc tập đoàn sẽ mua 12 máy bay A320neo và 39 máy bay A321neo.
Tập đoàn Saudia nhấn mạnh thỏa thuận mang tính bước ngoặt này đánh dấu thời điểm quan trọng không chỉ đối với ngành hàng không Saudi Arabia, mà còn đối với khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA).
Ông Saleh Eid, Phó Chủ tịch quản lý đội bay và thỏa thuận của Saudia Airlines, nêu rõ quá trình bàn giao sẽ bắt đầu vào năm 2026 và tiếp tục cho đến năm 2032. Tuy nhiên, ông không tiết lộ giá trị của thỏa thuận.
Tập đoàn Saudia có trụ sở tại Jeddah và bắt đầu hoạt động từ năm 1945. Hãng hàng không quốc doanh này đang lên kế hoạch tăng cường phạm vi hoạt động ngoài Jeddah.
Năm ngoái, Saudia đã công bố thỏa thuận mua 39 máy bay Dreamliner từ Boeing và có quyền lựa chọn mua thêm 10 chiếc nữa. Thương vụ mới nhất đánh dấu việc các hãng hàng không của Saudi Arabia tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, hơn một năm sau khi hãng hàng không mới của nước này là Riyadh Air chính thức ra mắt.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman coi ngành hàng không là một phần quan trọng trong chương trình cải cách "Tầm nhìn 2030," bao gồm mục tiêu đến cuối thập kỷ này tăng gấp ba lưu lượng hàng không lên 330 triệu lượt khách.
Để đạt mục tiêu này, chính quyền Saudi Arabia đã công bố kế hoạch xây dựng một sân bay lớn mới ở thủ đô Riyadh, với công suất đón 120 triệu lượt khách/năm. Saudi Arabia cũng dự định khai trương NEOM Airlines, có trụ sở tại siêu đô thị tương lai./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ sẽ tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn lực; tháo gỡ nút thắt, vướng mắc của nhiều dự án; nỗ lực hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc; cảng HKQT Long Thành...