Ngày 6/8, công ty sản xuất máy bay Boeing cho biết họ có kế hoạch thực hiện các thay đổi thiết kế để ngăn chặn sự cố cửa thoát hiểm bị bung ra giữa không trung tương tự như vụ việc xảy ra trên chuyến bay 737 MAX 9 của Alaska Airlines vào tháng 1/2024. Vụ việc đó đã đẩy nhà sản xuất máy bay của Mỹ vào một cuộc khủng hoảng lớn thứ hai trong những năm gần đây.
Bà Elizabeth Lund, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách chất lượng của Boeing, cho biết nhà sản xuất máy bay đang nghiên cứu các thay đổi thiết kế mà họ hy vọng sẽ triển khai trong năm nay và sau đó sẽ trang bị lại cho toàn bộ đội máy bay.
Trong phiên điều trần của Ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) kéo dài hai ngày tại Washington, bà Lund nói: "Chúng tôi đang nghiên cứu một số thay đổi thiết kế sẽ cho phép phích cắm cửa không thể đóng nếu có bất kỳ vấn đề gì cho đến khi nó được bảo đảm chắc chắn."
Lời bình luận của bà Lund được đưa ra sau những câu hỏi về lý do tại sao Boeing không sử dụng một loại hệ thống cảnh báo cho phích cắm cửa mà nhà sản xuất máy bay sử dụng trên các cửa thông thường, gửi cảnh báo nếu nó không được bảo đảm an toàn.
Vụ việc đã làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Boeing và dẫn đến việc dòng máy bay MAX 9 bị cấm bay trong hai tuần, Cục Hàng không Liên bang (FAA) ban hành lệnh cấm Boeing mở rộng sản xuất, tiến hành một cuộc điều tra hình sự và buộc một số giám đốc điều hành chủ chốt của hãng này phải từ chức. Boeing đã cam kết thực hiện các cải tiến chất lượng quan trọng.
Mới đây, Boeing đồng ý mua lại Spirit AeroSystems, nơi mà các nhà máy cốt lõi của họ được tách ra vào năm 2005, với giá 4,7 tỷ USD bằng cổ phiếu. Phiên điều trần đang xem xét các vấn đề bao gồm sản xuất và kiểm tra dòng máy bay 737 MAX, quản lý an toàn và hệ thống quản lý chất lượng, việc giám sát của FAA và các vấn đề liên quan đến việc mở và đóng phích cắm cửa máy bay.
Boeing trước đó dự báo nhu cầu nhân sự hàng không tiếp tục tăng mạnh trong 20 năm tới, khi đội bay thương mại toàn cầu tiếp tục mở rộng.
Theo báo cáo Dự báo về Phi công và Kỹ thuật viên năm 2024 (PTO) của Boeing, ngành hàng không sẽ cần gần 2,4 triệu nhân sự mới để hỗ trợ đội bay thương mại đang phát triển và đáp ứng sự gia tăng trong hoạt động vận tải hàng không trong dài hạn.
Theo báo cáo PTO mới nhất, đến năm 2043, các hãng hàng không thương mại sẽ cần 674.000 phi công, 716.000 kỹ thuật viên bảo trì và 980.000 tiếp viên hàng không để duy trì đội bay thương mại toàn cầu.
Ông Chris Broom, Phó chủ tịch Giải pháp Đào tạo Thương mại tại Boeing Global Services cho biết: "Do lưu lượng giao thông hàng không tăng cao hơn mức trước đại dịch, tình trạng hao hụt nhân sự và sự phát triển của đội bay thương mại, nên nhu cầu nhân sự hàng không đang tiếp tục tăng lên". PTO cho biết hai phần ba nhân sự mới sẽ thay thế nhân sự nghỉ việc, trong khi một phần ba sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của đội bay thương mại.
Trong đó, nhu cầu từ các thị trường Á-Âu, Trung Quốc và Bắc Mỹ sẽ chiếm hơn một nửa nhân sự mới của ngành. Đầu tháng 6/2024, các hãng hàng không toàn cầu đã điều chỉnh nâng dự báo lợi nhuận doanh nghiệp trong năm 2024, với dự kiến doanh thu toàn ngành sẽ nằm ở mức xấp xỉ 1.000 tỷ USD, nhờ lượng khách du lịch bằng đường hàng không tăng lên ngưỡng cao kỷ lục.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) kỳ vọng ngành công nghiệp hàng không toàn cầu sẽ tạo ra lợi nhuận khoảng 30,5 tỷ USD trong năm nay, cao hơn mức 27,4 tỷ USD đã được điều chỉnh tăng của năm 2023.
Điều này có được một phần là nhờ các hãng vận chuyển đã giữ chi phí lao động ở mức cơ bản, bất chấp những cuộc đình công đòi tăng lương liên tục xảy ra thời gian gần đây./.
(TTXVN/Vietnam+)
Các hãng hàng không đã hủy hàng trăm chuyến bay, công viên giải trí chuẩn bị đóng cửa và các tuyến du thuyền phải thay đổi lộ trình khi người dân Florida chuẩn bị ứng phó với cơn bão Milton sắp đổ bộ.
Ryanair nêu rõ chuyến bay mang số hiệu FR8826 dự kiến bay từ Brindisi đến Turin (Italy) trong ngày 3/10 đã bị hoãn, sau khi toàn bộ hành khách được sơ tán do phát hiện khói bên ngoài máy bay.
Chính phủ Argentina khẳng định cân bằng tài chính là ưu tiên hàng đầu và cần phải chuyển đối mô hình quản lý nhà nước của Aerolíneas Argentinas để khối tư nhân đảm nhiệm việc tái cơ cấu hoạt động.
Từ động lực của chuyển đổi số tới cam kết với cộng đồng quốc tế về chuyển đổi xanh…