Ngày
2/10, Chính phủ Argentina đã chính thức tuyên bố tư nhân hóa Hãng hàng không quốc
gia Aerolíneas Argentinas, bất chấp sự phản đối của nhiều tổ chức công đoàn và
chính giới nước này.
Chính
phủ của Tổng thống Javier Milei đã đăng thông tin này trên tờ Công báo sau 16
năm Aerolíneas Argentinas được quốc hữu hóa.
Chính
phủ Argentina khẳng định để duy trì hoạt động của hãng hàng không quốc gia
Argentina, trong nhiều năm qua, Kho bạc Nhà nước luôn phải bù lỗ.
Từ
tuần trước, Chính phủ Argentina đã bắt đầu đàm phán với các công ty tư nhân Mỹ
Latinh về việc nhượng quyền hoạt động của Aerolíneas Argentinas, trong bối cảnh
các phi công và người lao động ngành hàng không đình công yêu cầu tăng lương.
Thành
lập vào năm 1950, Aerolíneas Argentinas được tư nhân hóa vào năm 1989 và tái quốc
hữu hóa vào năm 2008. Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 12/2023, Tổng thống cực
hữu Milei tuyên bố sẽ tư nhân hóa Aerolíneas Argentinas, tuy nhiên ngày 28/6,
Quốc hội đã bác bỏ đề xuất này của Chính phủ.
Theo
Tổng Kiểm toán Nhà nước, năm 2023, Aerolíneas Argentinas lỗ 90 triệu USD. Tuy
nhiên, hãng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ ngân sách trung ương. Hiện
hãng có hơn 1.100 phi công và 11.000 nhân viên, với 81 máy bay. Chính phủ
Argentina cho rằng số lượng người lao động quá dư thừa để vận hành số máy bay
nói trên.
Trong nửa đầu tháng 9/2024, nhân viên ngành hàng không Argentina đã thực hiện hai cuộc đình công lớn để yêu cầu cải thiện lương và bác bỏ tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái coi ngành hàng không là “dịch vụ thiết yếu."
Cuộc
đình công ngày 6/9 làm ảnh hưởng đến 150 chuyến bay và 15.000 hành khách, làm
hãng hàng không quốc gia Aerolíneas Argentinas thiệt hại 2 triệu USD. Trong khi
đó, cuộc đình công ngày 13/9, làm ảnh hưởng tới 319 chuyến bay, 37.000 hành
khách, với mức thiệt hại kinh tế lên tới gần 3 triệu USD.
Các
phi công và nhân viên ngành hàng không đòi tăng 35% lương trong bối cảnh
Argentina lạm phát lên tới 236,7% trong tháng Tám vừa qua so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên, lãnh đạo Aerolíneas Argentinas, thuộc sở hữu nhà nước, chỉ chấp
thuận tăng 14%.
Ngày
17/9, Chính phủ Argentina đã ban hành quy định coi các hoạt động hàng không dân
dụng là một “dịch vụ thiết yếu” và yêu cầu các hãng hàng không đảm bảo duy trì
ít nhất 50% hoạt động trong thời gian đình công./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.