Ngày 24/6, hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Âu cho biết sẽ bàn giao ít máy bay hơn so với dự kiến trong năm 2024 do các vấn đề về chuỗi cung ứng, đồng thời dự chi 900 triệu euro (965 triệu USD) cho lĩnh vực kinh doanh vệ tinh của hãng.
Theo Airbus, đối với dòng máy bay thương mại, hãng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề dai dẳng trong một số chuỗi cung ứng cụ thể, chủ yếu về động cơ, cấu trúc máy bay và thiết bị cabin.
Do đó, hãng chỉ có thể bàn giao khoảng 770 máy bay thương mại trong năm 2024, giảm so với 800 chiếc dự kiến hồi đầu năm.
Trong năm 2023, Airbus đã bàn giao 735 máy bay thương mại. Việc giao hàng rất quan trọng đối với tài chính của Airbus vì hãng sẽ được thanh toán ngay sau khi bàn giao máy bay cho khách hàng.
Theo đó, Airbus cũng giảm dự báo lợi nhuận kinh doanh năm 2024 xuống còn 5,5 tỷ euro, so với dự báo trước đó là từ 6,5-7 tỷ euro.
Năm 2023, Airbus đạt lợi nhuận kinh doanh 4,6 tỷ euro. Trong quý I/2024, Airbus báo cáo lợi nhuận ròng 595 triệu euro nhờ giao hàng và sản xuất tăng, với 142 máy bay thương mại được bàn giao so với 127 chiếc trong cùng kỳ năm 2023.
Đối với lĩnh vực không gian, Airbus đã quyết đầu tư 900 triệu euro sau khi đội ngũ chuyên gia của hãng tiến hành đánh giá toàn diện tất cả các chương trình.
Số tiền này chủ yếu liên quan đến các hoạt động cập nhật lịch trình, khối lượng công việc, tìm nguồn cung, rủi ro và chi phí duy trì một số chương trình viễn thông, điều hướng và quan sát.
Sau khi đưa ra thông báo trên, cổ phiếu của Airbus giao dịch ngày 25/6 đã giảm mạnh, xuống 132,28 euro/cổ phiếu, giảm khoảng 11%, mức giảm lớn nhất trong hơn 2 năm qua./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Từ ngày 19-20 tháng 2 năm 2025, tại Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) phối hợp với Hiệp hội dẫn đường vô tuyến Nhật Bản (JRANSA) tổ chức Hội thảo Đào tạo GNSS ASEAN GIPTA 2.0