Ngày
30/10, hãng sản xuất máy bay Airbus đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 khả
quan, với lợi nhuận ròng đạt 983 triệu euro (1,1 tỷ USD), tăng 22% so với cùng
kỳ năm ngoái, dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ chuỗi cung ứng và biến động
địa chính trị.
Theo thông báo của Airbus, trong quý vừa qua, doanh thu của hãng đạt 15,7 tỷ euro, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ đầu năm đến nay, Airbus đã bàn giao 497 máy bay.
Mặc
dù phải đối mặt với một số ảnh hưởng liên quan bất ổn chính trị và chuỗi cung ứng,
hãng cho biết vẫn sẽ hoàn thành mục tiêu bàn giao 770 máy bay trong cả năm
2024.
Tổng
giám đốc Airbus Guillaume Faury cho biết hãng sẽ tập trung ưu tiên trong việc
tăng cường bàn giao máy bay thương mại đồng thời chuyển đổi bộ phận quốc phòng
và không gian.
Trước
đó vào ngày 16/10, Airbus thông báo từ nay đến giữa năm 2026, hãng sẽ cắt giảm
2.500 việc làm tại bộ phận vệ tinh của hãng do hoạt động kém hiệu quả.
Airbus dự báo sản lượng dòng máy bay chở khách thân hẹp hàng tháng của hãng sẽ đạt mức 75 máy bay A320 vào năm 2027 và 14 máy bay A220 vào năm 2026. Với dòng máy bay thân rộng, Airbus đang sản xuất khoảng 4 máy bay A330/tháng và đạt mục tiêu sản xuất 12 máy bay A350/tháng từ nay đến năm 2028.
Vừa qua, hội đồng quản trị Airbus cho biết sẽ đề nghị tiếp tục gia hạn nhiệm kỳ đối với Tổng giám đốc Guillaume Faury tại cuộc họp cổ đông thường niên trong năm tới. Ông Faury được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc vào tháng 4/2019 và được tái bổ nhiệm vào năm 2022, sau khi giữ vị trí Giám đốc bộ phận máy bay thương mại./.
(TTXVN/Vietnam+)
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bị chuyển đổi nợ của hãng hàng không quốc gia Thai Airways International thành vốn chủ sở hữu.
Vận tải hàng không đã căng thẳng trong thời điểm trước Giáng sinh, khiến giá cước vận tải hàng không tăng vọt.
Nhu cầu đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương đã phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng lợi nhuận của các hãng hàng không đang chịu áp lực do những vấn đề về chuỗi cung ứng làm gián đoạn hoạt động.