Tăng cường quản lý tài sản công

Thứ Hai, 22/07/2024 - 08:39 GMT+7

Bộ Tài chính vừa có Công văn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, hạch toán tài sản công.

 Trên cơ sở các vấn đề phát sinh thông qua thử nghiệm kiểm kê tài sản công thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung.


Bảo đảm tài sản đã đưa vào sử dụng phải được quản lý, hạch toán theo quy định

Đối với tài sản công (TSC) phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị), qua tình hình thực tế, có một số đơn vị đã được bàn giao tài sản (TS) đưa vào sử dụng nhưng chưa có biên bản bàn giao, chưa được bàn giao hồ sơ, giá trị TS nên chưa thực hiện hạch toán tài sản.

 

Vì vậy, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đầu tư xây dựng, mua sắm và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TS rà soát việc bàn giao, tiếp nhận và hạch toán TS, bảo đảm TS đã đưa vào sử dụng thì phải được quản lý, hạch toán theo quy định.


Đồng thời rà soát các trường hợp tiếp nhận TS do tổ chức, cá nhân tặng cho, chuyển giao quyền sở hữu nếu thuộc trường hợp phải xác lập quyền sở hữu toàn dân mà chưa được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý TS thì phải thực hiện trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý TS theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ.

Rà soát việc theo dõi, hạch toán TS tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2023/TT- BTC ngày 25/4/2023.


Cụ thể, rà soát để báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 23/2023/TT-BTC; ban hành danh mục TS cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 23/2023/TT- BTC.


Việc tính hao mòn, khấu hao TS được thực hiện đối với các tài sản đủ tiêu chuẩn là TS cố định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023. Đối với các TS không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý, theo dõi như công cụ, dụng cụ.

Trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng TS cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hạch toán thay đổi nguyên giá của TS cố định được nâng cấp, mở rộng theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư số 23/2023/TT-BTC (không hạch toán riêng giá trị sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng thành một TS cố định).


Rà soát nhóm, loại TS cố định đang thực hiện hạch toán để áp dụng tỷ lệ hao mòn cho phù hợp.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất và được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước nhưng chưa thực hiện xác định giá trị quyền sử dụng đất, chưa thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 102, Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện xác định giá trị quyền sử dụng đất, điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành và hệ số điều chỉnh giá đất do chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành áp dụng cho năm 2023.


Rà soát việc quản lý, sử dụng TS của cơ quan, tổ chức, đơn vị để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật đối với các TS bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng; phát hiện kịp thời các TS đang sử dụng nhưng chưa được theo dõi, hạch toán để đưa vào theo dõi, hạch toán theo quy định; thực hiện hạch toán giảm đối với các TS đã thực hiện xử lý theo quy định.


Đảm bảo giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng phù hợp với quy định của pháp luật

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) giao thông (đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải); TSKCHT thủy lợi, TSKCHT cấp nước sạch, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát việc giao TSKCHT cho đối tượng quản lý để bảo đảm đối tượng được giao quản lý TSKCHT phù hợp với quy định của pháp luật. Đối tượng được giao quản lý TSKCHT có trách nhiệm quản lý, theo dõi TS được giao theo đúng quy định của pháp luật.

Rà soát việc theo dõi, hạch toán TS của các đối tượng thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định.


Cụ thể, đối với TSKCHT giao thông đường bộ, việc theo dõi, hạch toán tài sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16/6/2022 của Bộ Tài chính. Đối với TSKCHTGT giao thông, TSKCHT thủy lợi, việc theo dõi, hạch toán TS được thực hiện theo quy định tại Thông tư số75/2018/TT- BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính. Đối với TSKCHT cấp nước sạch, việc theo dõi, hạch toán TS được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 73/2022/TT-BTC ngày 15/12/2022 của Bộ Tài chính.


Trường hợp thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng TSKCHT theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đối tượng quản lý TSKCHT có trách nhiệm hạch toán thay đổi nguyên giá của TS cố định được nâng cấp, sửa chữa, mở rộng theo quy định (không hạch toán riêng giá trị nâng cấp, mở rộng thành một TS cố định).


Rà soát TS là kết quả của dự án sử dụng vốn nhà nước để bàn giao TS cho đối tượng thụ hưởng theo quy định./.


Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Vui lòng điền Họ và tên Gửi bình luận
Liên kết website