Hội thảo có sự tham gia của các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) và Trung Quốc. Đoàn Việt Nam gồm các đại biểu đại diện Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tham dự.
MCL-CACI là Chương trình hợp tác tạo điều kiện cho các quốc gia trao đổi, cập nhật việc thực hiện các chương trình hành động của ICAO trong phạm vi tương ứng của mỗi quốc gia. Hội thảo MCL-CACI 9 sẽ tập trung chia sẻ kinh nghiệm về dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANS).
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông H.E Kim Sophorn, Thư ký đại diện nhà nước cấp cao của Dr Mao Havannall, Bộ trưởng phụ trách SSCA hoan nghênh sự có mặt của các đại diện tham dự. Ông mong rằng hội thảo này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các quốc gia tiểu vùng sông Mekong-Lancang.
Trong hai ngày Hội thảo, đại diện của các nước tham gia đã trình bày một số vấn đề liên quan đến kế hoạch thực hiện Hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu, chuẩn hóa nhiên liệu hàng không, hoạt động tại sân bay, Quy định về bảo vệ môi trường hàng không,…
Qua phần trình bày của mình, đại diện của Việt Nam đã cung cấp cho Hội thảo có được góc nhìn tổng thể về Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và các dịch vụ mà VATM đang cung cấp. Bên cạnh đó, VATM cũng chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chuyển đổi từ AIS sang AIM tại Việt Nam và kết quả kiểm tra năng lực giám sát an toàn hàng không và an ninh hàng không (USOAP) tại Việt Nam trong đợt tháng 07/2024 vừa qua.
Sau hai ngày thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực hàng không của các nước MLC, Hội thảo đã đi đến thống nhất rằng: Hợp tác khu vực là điều cần thiết cho an toàn hàng không ở Mekong-Lancang. Các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công với không phận kết nối có thị trường du lịch đang rộng mở. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều thách thức. Bằng cách tập hợp các nguồn lực, chuẩn hóa các quy định và chia sẻ các kinh nghiệm, các thành viên MLC có thể tăng cường kể cả sự an toàn và hiệu quả trong toàn ngành hàng không./.
(vatm.vn)
Ngày 5/9/2024, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (TCT QLBVN) tổ chức Hội nghị đánh giá sau khai thác Phương thức Quản lý luồng không lưu (ATFM) đa điểm nút mức 3 tại Việt Nam.
(CAAS)- Các thử nghiệm sẽ kéo dài trong 3 tháng, sau đó các bên tham gia sẽ đánh giá kết quả. Dựa vào phản hồi của nhà khai thác, các bên sẽ nghiên cứu chuyển các thử nghiệm sang khai thác thực tế và mở rộng UPR cho nhiều thành phố và các hãng hàng không hơn.
Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành là một dự án hạ tầng lớn của ngành hàng không. Không những thế, đây còn là dự án trọng điểm của Việt Nam, mang lại những lợi ích chiến lược bền vững, góp phần ảnh hưởng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Từ ngày 27/10/2024, Vietjet tăng tần suất hàng loạt các đường bay quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.