Theo đó, mục tiêu
và định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST)
ngành GTVT đến 2030 có chuyển biến cơ bản, trở thành động lực thúc đẩy phát triển
ngành GTVT theo hướng tiên tiến, hiện đại và đáp ứng tiến trình hội nhập; củng
cố, phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học, học viện thuộc Bộ GTVT trở
thành các chủ thể nghiên cứu mạnh; tăng cường mối liên kết giữa các viện nghiên
cứu, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong và ngoài Bộ GTVT nhằm phát triển
các sản phẩm khoa học, công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển của ngành GTVT.
Mục tiêu cụ thể đến
năm 2030
Ứng dụng một số
công nghệ mới, vật liệu mới, vật liệu thay thế, vật liệu tái chế nhằm tiết kiệm
tài nguyên, bảo vệ môi trường trong GTVT; góp phần thực hiện đột phá chiến lược
về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hệ thống quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật từng bước được hoàn thiện,
đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành GTVT.
100% các viện
nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST có chuyển biến cơ bản và ĐMST.
Đảm bảo số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ đáp ứng nhu cầu
phát triển ngành GTVT, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao; từng bước làm chủ khai thác và vận hành hiệu quả các công nghệ mới, tiên
tiến, hiện đại như đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, chuyển đổi số trong
ngành GTVT.
Định hướng phát
triển KHCN và ĐMST ngành GTVT đến năm 2030
Định hướng phát
triển KHCN và ĐMST ngành GTVT đến năm 2030 với nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh
chuyển đổi số trong các lĩnh vực GTVT, đặc biệt về dịch vụ công, dịch vụ vận tải,
các hoạt động quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, tiên tiến, bảo vệ môi trường và đảm
bảo an toàn giao thông.
Chủ động xây dựng
các giải pháp, công nghệ để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon, khí mê-tan bảo vệ môi trường và ứng phó với các thách thức từ biến
đổi khí hậu trong ngành GTVT.
Tiếp thu, làm chủ,
chuyển giao, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp ngành GTVT.
Đồng thời tăng cường
hoạt động nghiên cứu khoa học hướng tới tự chủ về công nghệ, đặc biệt trong
phát triển các công nghệ mới như: hệ thống giao thông thông minh (ITS); hệ thống
đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao; chuyển đổi năng lượng trong GTVT,
phương tiện giao thông xanh; công nghệ, thiết bị bảo đảm an toàn giao thông;
xây dựng các mô hình cảng hàng không, cảng biển, nhà ga đường sắt xanh, thông
minh.
Lấy khoa học, công
nghệ và ĐMST là một trong những giải pháp có tính đột phá trong định hướng phát
triển của ngành GTVT; quan tâm phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ ngành
GTVT.
Tiếp tục khuyến
khích các doanh nghiệp ngành GTVT đổi mới, hấp thụ, và làm chủ công nghệ đặc biệt
các công nghệ thông minh, đổi mới mô hình quản lý, kinh doanh.
Thúc đẩy rộng rãi
các hoạt động đổi mới dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ thi công các
công trình giao thông, sản xuất đầu máy, toa xe, các trang thiết bị bảo đảm an
toàn giao thông…
Đẩy mạnh nghiên cứu
ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng, quản lý, khai thác bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng giao thông thông minh trong tổ chức giao
thông, vận tải, công tác bảo đảm an toàn giao thông; ứng phó với biến đổi khí hậu;
chuyển đổi năng lượng xanh của ngành GTVT.
Triển khai ứng dụng
rộng rãi và mạnh mẽ các nền tảng công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ
Tư, các mô hình mới trong hoạt động dịch vụ, kinh doanh, dịch vụ công ngành
GTVT.
Nội dung chi tiết Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 và Quyết định số 585/QĐ-BGTVT ngày
13/5/2024./.
Vượt qua nhiều đề cử, Vietnam Airlines đã xuất sắc giành được giải thưởng “Ý tưởng phát triển bền vững” với dự án “Góp lá vá rừng - Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững”. Đây là dự án được phối hợp chặt chẽ giữa ba đơn vị Vietnam Airlines, MoMo và PanNature.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa công bố khảo sát hành khách toàn cầu 2024, trong đó khẳng định hành khách vẫn ưu tiên cho sự nhanh chóng và tiện lợi. Để nâng cao trải nghiệm đi lại, họ muốn sử dụng công nghệ nhận diện sinh trắc học và hoàn thành một số thủ tục trước khi đến sân bay.
Tình trạng này có thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi bước vào cao điểm du lịch mùa Thu và mùa Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này.
Trong thời gian làm việc tại thành phố Đà Nẵng, ngày 11/12/2024 Đoàn công tác của Đại sứ quán Canada tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.