Tại buổi làm việc, Đại sứ Julien Guerrier nhấn mạnh, Việt Nam luôn là đối tác hàng đầu của EU tại ASEAN. Việt Nam đang thực hiện mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam cần phát triển nhanh, trong đó phát triển hạ tầng vô cùng quan trọng, như hạ tầng số, hạ tầng năng lượng..., đặc biệt là hạ tầng giao thông, mục tiêu phát triển nhanh nhưng phải bền vững.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU trải qua các giai đoạn phát triển với nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ thông qua việc ký kết và triển khai các hiệp định song phương và đa phương ý nghĩa. Gần đây hai bên đã hoàn thành ký kết và thực hiện Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA) vào năm 2016 nhằm tăng cường quan hệ song phương và tiến hành đối thoại toàn diện và tăng cường hơn nữa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm.
Nhân dịp này, Bộ trưởng đã thông tin với Đại sứ về định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cùng với cải cách thể và thủ tục hành chính, đây là ba trụ cột để phát triển kinh tế xã hội, trong đó phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng. Trong lĩnh vực hàng không, tập trung triển khai dự án đầu tư mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành và mở rộng các cảng hàng không khác.
Liên quan đến giảm phát thải, phát triển giao thông bền vững, Đại sứ Julien Guerrier cho biết, EU có Sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu (Global Gateway) về đầu tư xanh và phát triển bền vững, dự kiến huy động khoảng 300 tỉ EUR đến năm 2027 để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như công nghệ số, y tế, giao thông, khí hậu, năng lượng, giáo dục. Hai yếu tố bền vững và chất lượng là yếu tố then chốt trong các dự án hạ tầng, tạo nên sự khác biệt trong nguồn vốn hỗ trợ từ sáng kiến này so với các nguồn vốn quốc tế khác.
EU mong muốn thông qua sáng kiến này có thể huy động được nguồn vốn hỗ trợ Việt Nam triển khai các giải pháp chuyển đổi xanh nhằm thực hiện tham vọng đến 2050 phát thải ròng về 0. Trong đó, lĩnh vực GTVT, hỗ trợ các giải pháp, dự án với mục tiêu thúc đẩy hạ tầng giao thông có khả năng chống chịu tốt, bền vững, an toàn ở tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, Bộ GTVT đánh giá cao Sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu của EU. Cùng đó là Cơ chế Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) được thống nhất giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác quốc tế, trong đó có EU vào năm 2022. Việt Nam tin tưởng thông qua sự hỗ trợ từ sáng kiến, cơ chế này sẽ giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu về khí hậu của quốc gia mạnh mẽ hơn.
Về mục tiêu đến 2050 giảm phát thải ròng về 0, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, để triển khai cam kết này của Việt Nam tại COP26, Chính phủ đã có kế hoạch, chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành GTVT. Bộ GTVT cũng đã có quyết định triến khai thực hiện các chương trình, kế hoạch này. Trong lĩnh vực hàng không đã xây dựng lộ trình tối ưu hóa các biện pháp giảm thải CO2 và hướng tới nghiên cứu sản xuất và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF...
Bộ trưởng cảm ơn Đại sứ Julien Guerrier đã quan tâm, hợp tác, hỗ trợ; đồng thời bày tỏ mong muốn ngài Đại sứ tiếp tục quan tâm, cùng Bộ GTVT trao đổi, hiện thực hóa các chương trình, dự án hợp tác, góp phần vào sự thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam - EU ngày càng toàn diện./.
Từ ngày 18 đến 22/11/2024, đoàn Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tham gia đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị quan chức cấp cao GTVT ASEAN lần thứ 58 (STOM 58) và Hội nghị Bộ trưởng GTVT ASEAN lần thứ 30 (ATM30) được tổ chức tại tại Kuala Lumpur (Ma-lai-xi-a).
Sáng ngày 24/10/2024, tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Đinh Việt Thắng đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội.
Chiều ngày 23/10/2024, tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam, Phó Cục trưởng Đỗ Hồng Cẩm đã chủ trì buổi tiếp đón và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Mông Cổ Jigjee Sereejav tại Hà Nội. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo Phòng Vận tải hàng không và Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam.
Đây là mốc son quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của ngành Hàng không Việt Nam nói chung và Quản lý bay Việt Nam nói riêng.