Những ngày đầu năm 2025, trên công trường nhà ga hành khách cảng HKQT Long Thành, công nhân đã bắt đầu triển khai lợp mái nhà ga.
Đến
nay mái nhà ga đã lắp được khoảng 3 nhịp, diện tích khoảng 1.500m2. Dự kiến phần
công tác hoàn thiện mái nhà ga vào quý III/2025, rút ngắn hai tháng so với tiến
độ theo hợp đồng.
Tại
vị trí cánh nhà ga do Vinaconex đảm nhận thi công, ở độ cao hàng chục mét, đội
ngũ công nhân đang miệt mài lắp đặt lần lượt các tấm mái nhà ga. Từng thao tác
từ khoan, bắt vít đến ghép nối đều được thực hiện với sự tập trung cao độ.
Theo
các kỹ sư, mái nhà ga có 5 lớp, mỗi lớp đều phải được thi công theo đúng quy
trình kỹ thuật, độ chính xác cao. Khi lắp đặt phần mái được kiểm tra kỹ lưỡng từ
độ phẳng, độ kín đến khả năng chống chịu thời tiết.
Để thi
công ở độ cao hàng chục mét, công nhân được trang bị thiết bị bảo hộ gồm dây
đai an toàn, giày chống trượt. Trước mỗi ca làm việc, họ dành thời gian kiểm
tra kỹ lưỡng công cụ và thiết bị làm việc.
Nhiều
công nhân tham gia lợp mái nhà ga cũng cho biết cán bộ an toàn cũng thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền về việc bảo đảm an toàn trong quá trình
thi công. Nếu ai không chấp hành nghiêm sẽ bị nhắc nhở, xử phạt.
Cùng
với lợp mái, hiện nay nhà ga vẫn tiếp tục thi công phần kết cấu thép mái, móng
cầu ống lồng, thang bộ hành lang, thang máy...
Nhà
ga hành khách sân bay Long Thành gồm một nhà ga trung tâm và 3 cánh, thiết kế với
hướng đi và đến tách biệt. Công trình gồm một trệt, 3 lầu, chiều cao đỉnh mái
hơn 45m, tổng diện tích sàn khoảng 376.000m2. Nhà ga khởi công năm 2023, với tổng
mức đầu tư 35.000 tỷ đồng, dự kiến xong phần xây dựng năm 2025.
Riêng
hạng mục kết cấu thép mái nhà ga hành khách cảng HKQT Long Thành sử dụng khoảng
36.000 tấn thép. Vật liệu lắp dựng thép mái được nhập khẩu từ nước ngoài, gia
công trong nước. Việc lắp dựng mái nhà ga được triển khai từ tháng 8/2024, dự
kiến hoàn thành trong quý III/2025.
Quá
trình lắp dựng mái nhà ga và kết cấu thép mái người lao động phải làm việc ở độ
cao lớn, nguy hiểm, phải làm việc cả ngày lẫn ban đêm. Để đảm bảo an toàn, Ban
QLDA và các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, yêu cầu người lao động thực
hiện triệt để các biện pháp an toàn khi lao động.
Ngoài
nhà ga hành khách, hàng loạt hạng mục khác trên công trường cũng được thi công
đồng bộ. Liên danh nhà thầu huy động gần 10.000 nhân lực, máy móc thi công cả
ngày lẫn đêm để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Cảng
HKQT Long Thành xây dựng trên diện tích rộng 5.000ha có tổng mức đầu tư dự kiến
khoảng 336.630 tỷ đồng. Giai đoạn một sân bay có công suất 25 triệu khách mỗi
năm. Các giai đoạn sau sẽ nâng công suất sân bay lên 100 triệu khách mỗi năm và
được kỳ vọng trở thành cảng HKQT quan trọng của quốc gia và trong khu vực. Hiện,
các hạng mục chính như nhà ga hành khách, đường cất/hạ cánh, đường giao thông
T1, T2 tiến độ rất tốt, vượt kế hoạch./.
(baogiaothong.vn)
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất từ trước đến nay, dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 4 thuộc Dự án thành phần 4 tại Cảng HKQT Long Thành.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 2 thuộc Dự án thành phần 4 tại Cảng HKQT Long Thành.